Thủ tục ly hôn đơn phương năm 2022
Mục lục
Khi đời sống hôn nhân mâu thuẫn đến đỉnh điểm, không tìm được tiếng nói chung và mục đích hôn nhân không đạt được thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cho ly hôn. Nếu hai vợ chồng không thể thống nhất về quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, mức cấp dưỡng, phân chia tài sản thì thực hiện theo thủ tục ly hôn đơn phương.
Hướng dẫn viết đơn yêu cầu ly hôn đơn phương?
Khi viết đơn ly hôn đơn phương, bạn cần lưu ý những nội dung sau:
Thứ nhất, mặt hình thức
- Có quốc ngữ, tiêu ngữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”;
- Loại giấy tờ “Đơn ly hôn đơn phương”.
Thứ hai, chủ thể
Gồm những nội dung cơ bản sau:
- Tòa án: Ghi đầy đủ tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
- Vợ, chồng: Ghi đầy đủ họ tên; ngày sinh; CMND/CCCD, địa chỉ,…
Thứ ba, nội dung yêu cầu
Về hôn nhân: Trình bày thời gian kết hôn, chung sống; địa điểm chung sống; hiện tại đang ở sống chung hay đã ly thân. Trình bày tình trạng mâu thuẫn, nguyên nhân gây ra mâu thuẫn,… Ghi rõ mục đích viết đơn ly hôn để yêu cầu Tòa giải quyết.
Về con: Ghi thông tin họ tên, ngày sinh,… của con chung. Trình bày yêu cầu về việc trực tiếp nuôi dạy con cái và mức cấp dưỡng.
Về tài sản chung: Liệt kê đầy đủ và chi tiết tài sản chung của hai vợ chồng. Người nộp đơn cần ghi rõ yêu cầu trong việc phân chia tài sản.
Về nợ chung: Nếu có nợ chung, cần ghi đầy đủ và chi tiết số nợ, chủ nợ, thời gian trả nợ… Và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn.
Hồ sơ thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương gồm những gì?
Bên cạnh đơn ly hôn thì bạn còn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây khi muốn yêu cầu Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương:
- Bản sao có công chứng chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu, hộ khẩu;
- Bản sao có công chứng chứng thực Giấy đăng ký kết hôn;
- Bản sao Giấy khai sinh của các con;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản chung như sổ đỏ, sổ hồng, đăng ký xe, sổ tiết kiệm,…
Thủ tục ly hôn đơn phương được diễn ra như thế nào?
Trình tự các bước thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương được diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn và nộp cho cơ quan có thẩm quyền
Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như trên và nộp cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Bước 2: Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ phân công thẩm phán thẩm định hồ sơ để đưa ra một trong các quyết định sau:
- Sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu giải quyết ly hôn;
- Tiến hành thụ lý yêu cầu giải quyết ly hôn;
- Chuyển đơn yêu cầu giải quyết ly hôn cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn;
- Trả lại đơn yêu cầu giải quyết ly hôn.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử
Nếu Tòa án thụ lý vụ án thì trong vòng 04 tháng sẽ chuẩn bị xét xử. Người nộp đơn cần nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, Tòa án sẽ ra một trong các quyết định:
- Công nhận thỏa thuận của hai vợ chồng;
- Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn;
- Đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn;
- Đưa vụ án ra xét xử.
Bước 5: Mở phiên tòa
Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự.