Dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát
Mục lục
Làm thế nào để đăng ký bản quyền bài hát khi đó là kết quả quá trình sáng tác âm nhạc của một nghệ sĩ. Bài hát trở thành đứa con tinh thần của người sáng tác, tuy nhiên hiện nay việc sao chép lại cực kỳ dễ dàng và trở nên phổ biến, đặc biệt là trên môi trường internet như hiện nay. Cùng Văn phòng đăng ký bản quyền tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bảo hộ bản quyền bài hát là gì?
Bảo hộ bản quyền bài hát là bảo hộ quyền cho Tác giả và Chủ sở hữu quyền tác giả đối với bài hát theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019), bài hát (hay còn gọi là tác phẩm âm nhạc) được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả, theo đó:
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
d) Tác phẩm âm nhạc;
Pháp luật bản quyền bảo hộ người trực tiếp sáng tạo ra bài hát và chủ sở hữu quyền tác giả bài hát. Như vậy, chúng ta có 2 chủ thể là: tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả, cụ thể:
Điều 37. Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả:
Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
Đối với Chủ sở hữu bản quyền bài hát, Chủ sở hữu bản quyền bài hát có thể là: Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho Tác giả hoặc giao kết hợp đồng với Tác giả; hay Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả; hay Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tác giả.
Tại sao phải đăng ký bản quyền bài hát?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:
Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ:
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Như vậy, sau khi bài hát được hoàn thành, bản quyền bài hát sẽ tự động được bảo hộ, không bắt buộc bài hát đó đã được đăng ký hay chưa. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật luôn khuyến khích Tác giả hoặc Chủ sở hữu bài hát đăng ký bản quyền bài hát để được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả”.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:
Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:
3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Như vậy, nếu bạn đã đăng ký bản quyền bài hát thì bạn không có nghĩa vụ chứng minh bản quyền bài hát thuộc về mình khi có tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền bài hát như thế nào?
Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Hoàn thiện bài hát (tác phẩm đăng ký) và chuẩn bị hồ sơ đăng ký;
- Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát tại Cục bản quyền tác giả;
- Bước 3: Cục Bản quyền tác giả thẩm định và cấp Giấy chứng nhận.
Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát gồm có:
- Tờ khai đăng ký bản quyền bài hát;
- CMND/CCCD của Tác giả;
- CMND/CCCD của Chủ sở hữu quyền tác giả nếu là cá nhân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu là Công ty;
- Bài hát (hay còn gọi là tác phẩm âm nhạc) muốn đăng ký;
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu bài hát có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Các tài liệu quy định tại các điểm 3, 4, 5 và 6 phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.
Bản quyền bài hát được bảo hộ bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:
Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; …
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, thời hạn bảo hộ bản quyền bài hát sẽ có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Bài hát khuyết danh là bài hát khi công bố không có hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) thì thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi bài hát được công bố lần đầu tiên.
Trường hợp 2: Bài hát đã có thông tin tác giả thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết, trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát
Văn phòng đăng ký bản quyền với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ bạn đăng ký bản quyền bài hát nhanh chóng nhất, bao gồm:
- Tư vấn đăng ký bản quyền bài hát.
- Hoàn thiện hồ sơ, theo dõi đơn đăng ký bản quyền bài hát và phúc đáp với cơ quan đăng ký (nếu có).
- Tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bài hát.
- Khiếu nại các quyết định liên quan đến cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả bài hát.