Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Mục lục
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của nhà nước như thế nào? Để biết thêm chi tiết về nội dung này, hãy cùng Đăng ký bản quyền tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định
Căn cứ vào Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:
- Ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam sẽ được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của luật.
- Nếu trường hợp là công dân Việt Nam nhưng không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn sẽ được giải quyết theo pháp luật tại nước nơi thường trú chung của vợ chồng. Nếu họ không có nơi thường trú chung thì sẽ giải quyết theo pháp luật Việt Nam
- Khi giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài sẽ phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, trong trường hợp việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú tại biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở biên giới Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước là Tòa án nhân dân cấp huyện.
2. Căn cứ để xác định ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?
Ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm trường hợp đương sự ở nước ngoài và tài sản ở nước ngoài. Đây cũng là những điểm cần được chú ý khi thực hiện ly hôn có yếu tố nước ngoài. Điều này đã được quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP.
- Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
- Là người nước ngoài không làm việc, định cư, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt ở Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc.
- Là người Việt Nam làm ăn, học tập, định cư, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt ở Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc.
- Là người nước ngoài định cư, làm ăn, công tác, học tập ở Việt Nam nhưng không có mặt ở Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc.
- Là người Việt Nam công tác, định cư, học tập, làm ăn ở Việt Nam nhưng không có mặt ở Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc.
- Tài sản ở nước ngoài: Được xác định theo quy định từ Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài lãnh thổ Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
Sau khi xác định được đơn vị có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài, người thực hiện cần phải làm các thủ tục ly hôn theo đúng trình tự dưới đây.
3. Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào?
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Bước 2: Sau khi đơn thị có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài nhận được hồ sơ, Tòa ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
- Bước 3: Người thực hiện nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án địa phương rồi nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
- Bước 4: Tòa bắt đầu thụ lý vụ án, tiền hành giải quyết vụ án theo đúng quy trình, thủ tục và đưa ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
4. Đơn vị tư vấn giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Ly hôn có yếu tố nước ngoài thường phức tạp hơn so với việc ly hôn thông thường nên việc tìm luật sư và đơn vị tư vấn là điều cần thiết với các bạn. Tuy nhiên, việc xuất hiện quá nhiều đơn vị khiến bạn cảm thấy phân vân và hoang mang.
Văn phòng luật sư Đăng ký bản quyền cung cấp dịch vụ tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài. Đội ngũ tư vấn viên, luật sư có kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề bạn đang thắc mắc. Hãy liên hệ ngay với Đăng ký bản quyền nếu bạn cần chúng tôi.
Trên đây là những thông tin liên quan đến thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Hy vọng rằng, những chia sẻ từ Đăng ký bản quyền sẽ là nguồn thông tin bổ ích gửi tới quý bạn đọc.