Quy định về thủ tục thuận tình ly hôn
Mục lục
Thuận tình ly hôn là một trong những hình thức ly hôn hiện nay. Để được Tòa án thụ lý đơn thuận tình ly hôn thì hai vợ chồng đều phải tự nguyện ly hôn và cả hai đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc nuôi dưỡng, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Hãy cùng Văn phòng đăng ký bản quyền cùng tìm hiểu những nội dung liên quan đến loại hình ly hôn này.
1. Hướng dẫn viết đơn thuận tình ly hôn?
Đơn thuận tình ly hôn được sử dụng khi:
- Hai vợ chồng cùng tự nguyện đồng ý chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa hai người và cùng ký vào đơn yêu cầu ly hôn;
- Vợ chồng đã thỏa thuận thống nhất với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn và mức cấp dưỡng cho con là bao nhiêu;
- Vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng.
Mẫu thuận tình ly hôn sẽ bao gồm những nội dung như sau:
Thứ nhất, về hình thức:
- Dòng đầu tiên của tiên của đơn ly hôn phải có quốc ngữ, tiêu ngữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”;
- Loại giấy tờ “Đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình, nuôi con và chia tài sản khi ly hôn”.
Thứ hai, về chủ thể:
- Tòa án thụ lý đơn ly hôn: Ghi rõ tên Toà án nhân dân giải quyết thủ tục ly hôn. Tòa án nhân dân đó thuộc huyện nào, thuộc tỉnh nào, thành phố trực thuộc trung ương nào?
- Thông tin của vợ và chồng: Ghi rõ họ tên, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, ngày sinh, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc.
Thứ ba, về nội dung:
- Về mối quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng: Ghi thời gian đăng ký kết hôn, thời gian chung sống, hiện tại vẫn đang chung sống hay đã ly thân; thời điểm ly thân là khi nào? Ghi rõ nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa hai vợ chồng và tình trạng mâu thuẫn. Ghi rõ mục đích viết đơn ly hôn là để Tòa án giải quyết ly hôn thuận tình;
- Về người nuôi trực tiếp con chung và tiền cấp dưỡng: Ghi thông tin các con chung, nguyện vọng và thỏa thuận về việc nuôi con, mức cấp dưỡng khi hai vợ chồng có con chung. Nếu không có con chung thì ghi rõ không có con chung;
- Về tài sản của cả hai vợ chồng: Nếu có tài sản chung thì ghi thông tin về các loại tài sản, thỏa thuận của cả hai vợ chồng về việc phân chia tài sản. . Nếu không có tài sản chung thì ghi rõ không có tài sản chung;
- Về những khoản nợ chung của cả hai vợ chồng: Ghi cụ thể số nợ đó, thỏa thuận phân chia nghĩa vụ trả nợ khi hai vợ chồng có nợ chung. Nếu trong quá trình hôn nhân mà không có tài sản chung thì ghi rõ không có nợ chung.
2. Hồ sơ thuận tình ly hôn yêu cầu những gì?
Hồ sơ thuận tình ly hôn cần những giấy tờ sau:
- Đơn công nhận thuận tình ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Sổ hộ khẩu;
- CMND/CCCD của cả vợ và chồng;
- Giấy tờ chứng minh tài sản chung của hai vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia);
- Giấy khai sinh của con (nếu có con chung).
3. Thủ tục thuận tình ly hôn diễn ra như thế nào?
Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn và nộp hồ sơ
Khi muốn Tòa án nhân dân công nhận ly hôn thuận tình, cần soạn thảo đơn yêu cầu và những giấy tờ như trên để nộp tại TAND cấp huyện nơi người vợ hoặc người chồng cư trú hoặc làm việc.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án nhân dân sẽ kiểm tra. Nếu thuộc thẩm quyền giải quyền của Toà án nhân dân thì Tòa án sẽ thụ lý vụ việc và ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí. Khi đó cần nộp tiền tạm ứng tại Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.
Tiến hành mở phiên họp công khai để đưa ra một trong những quyết định như sau:
- Đình chỉ giải quyết ly hôn khi quyết định đoàn tụ;
- Ra quyết định công nhận ly hôn thuận tình;
- Lập biên bản hòa giải không thành và thụ lý vụ án để giải quyết.