Cùng tìm hiểu quy định đăng ký kịch bản
Mục lục
Nhu cầu xem các chương trình giải trí của con người ngày càng tăng mạnh. Điều đó làm thúc đẩy quá trình không ngừng tư duy, sáng tạo ra những kịch bản mới mẻ, ấn tượng để thu hút người xem. Hiểu rõ điều đó, Văn phòng đăng ký bản quyền xin chia sẻ cho các bạn cách soạn thảo kịch bản cũng như cách thức đăng ký kịch bản để được bảo hộ độc quyền, tránh những hành vi ăn cắp ý tưởng. Mời các bạn cùng theo dõi bài chia sẻ bên dưới.


Cần lưu ý gì khi thực hiện soạn thảo kịch bản?
Để xây dựng được một kịch bản ấn tượng, thu hút người xem thì bạn cần chuẩn bị tốt các khâu sau:
Khâu thứ nhất: Lên ý tưởng
Việc lên ý tưởng cho kịch bản là quá trình sử dụng nhiều chất xám. Đòi hỏi bạn cần có những ý tưởng mới mẻ, thu hút người xem. Để làm được điều đó, bạn có tham khảo những kịch bản sẵn có để phát triển ý tưởng của bản thân, đi đây đi đó để mở mang tầm nhìn và khả năng sáng tạo,…
Khâu thứ hai: Vào chương trình
Sau khi đã có ý tưởng cho kịch bản. Bạn cần lập một cách đầy đủ và chi tiết các nội dung để thực hiện hóa ý tưởng. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị những phương án dự phòng để tránh những lúc chương trình gặp sự cố, quá trình thực hiện không diễn ra đúng như dự kiến ban đầu. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau trong quá trình xây dựng kịch bản:
- Sắp xếp ghi chi tiết thứ tự nội dung, tiết mục sau khi thống nhất để tránh sự nhầm lẫn, bỏ sót;
- Tùy tình hình chương trình thực tế diễn ra như thế nào để xác định có thêm vào một số nội dung khác như trò chơi nhỏ,…
Khâu thứ ba: Bế mạc
Là phần cuối của toàn bộ chương trình nên cần tạo điểm nhấn, điểm cao trào để kết thúc tốt đẹp. Bế mạc chương trình thường gồm có các phần sau:
- Công bố về kết quả đã đạt được trong suốt chương trình;
- Phát thưởng, bằng khen,… (nếu có);
- Phát biểu của bên tổ chức hoặc người dẫn chương trình (nếu cần).


Thủ tục đăng ký kịch bản theo quy định hiện hành như thế nào?
Quy trình các bước đăng ký kịch bản theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Khi tác giả, chủ sở hữu kịch bản muốn đăng ký bản quyền thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký;
- Hai bản sao kịch bản;
- Giấy ủy quyền thay mặt tác giả, chủ sở hữu kịch bản thực hiện thủ tục đăng ký;
- Giấy tờ thể hiện quyền nộp đơn đăng ký;
- Giấy tờ thống nhất đăng ký bảo hộ của đồng tác giả, của chủ sở hữu.
Bước 2: Nộp hồ sơ bảo hộ
Nộp hồ sơ đăng ký tại một trong ba địa chỉ sau đây của Cục Bản quyền tác giả:
- Trụ sở tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội;
- Địa chỉ Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh;
- Địa chỉ Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Bước 3: Thời gian giải quyết
Cục Bản quyền tác giả xem xét hồ sơ để ra quyết định đồng ý cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ và đóng tiền đầy đủ theo quy định.
Bước 4: Nhận kết quả
Cục Bản quyền tác giả cấp văn bằng bảo hộ khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Ngược lại, sẽ ra thông báo từ chối khi hồ sơ bị thiếu hoặc không hợp lệ.
Có nên sử dụng dịch vụ pháp lý thực hiện đăng ký kịch bản không?
Không phải chủ thể nào cũng thực hiện thuận lợi quá trình đăng ký kịch bản. Khi bị vướng ở bất kỳ bước nào cũng sẽ khiến cho việc đăng ký bị mất thời gian, công sức, tiền bạc. Do đó, thiết nghĩ bạn nên sử dụng dịch vụ để quá trình được diễn ra thuận lợi và có kết quả như mong muốn. Những lợi ích có thể kể đến khi sử dụng dịch vụ như sau:
- Được tư vấn và giải đáp những thắc mắc vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký, như điều kiện bảo hộ, quy trình bảo hộ,…
- Hỗ trợ khách hàng soạn thảo giấy tờ như đơn đăng ký bảo hộ, giấy ủy quyền,… và chuẩn bị những giấy tờ liên quan khi thực hiện quá trình đăng ký;
- Đạt được kết quả khách hàng mong muốn mà không mất nhiều thời gian bởi người đại diện khách hàng thực hiện là những người đã được đào tạo chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh,…
- Được tư vấn áp dụng các biện pháp tự vệ cũng như đề xuất các biện pháp thích hợp để yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng khi có hành vi xâm phạm quyền.