Tìm hiểu về kịch bản sự kiện và đăng ký kịch bản sự kiện
Mục lục
Trong một sự kiện thì kịch bản sự kiện chính là cái cốt lõi, là khung xương, nó quyết định lớn đến sự thành bại của cả một sự kiện đó. Vì vậy, khi xây dựng kịch bản cho một sự kiện, các bạn cần tuân thủ đầy đủ các bước và vận dựng tối đa khả năng sáng tạo của mình. Khi tạo ra một kịch bản, bản thân tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả để tôn vinh khả năng sáng tạo cũng như công sức của người sáng tạo ra. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn khái quát về vấn đề này.
Cách xây dựng kịch bản một sự kiện như thế nào?
Để có thể xây dựng một kịch bản sự kiện tốt thì bạn cần chuẩn bị tốt các khâu sau:
Khâu thứ nhất: Vào sự kiện
Đây là nội dung cốt lõi, trọng tâm của một sự kiện. Do đó, cần lập một cách chi tiết và đầy đủ các nội dung cụ thể. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải có những phương án dự phòng để tránh những lúc sự kiện không diễn ra đúng như dự kiến ban đầu
Cần lưu ý các việc sau đây:
- Thứ tự các nội dung, tiết mục cần ghi cụ thể sau khi thống nhất để tránh sự nhầm lẫn, bỏ sót.
- Tùy tình hình sự kiện thực tế diễn ra như thế nào để xác định có thêm vào một số nội dung khác như trò chơi nhỏ,….
Khâu thứ hai: Bế mạc sự kiện
Là phần cuối của toàn bộ sự kiện nên cần tạo điểm nhấn, điểm cao trào để kết thúc tốt đẹp. Bế mạc sự kiện thường gồm có các phần sau:
- Công bố về kết quả đã đạt được trong suốt sự kiện.
- Phát thưởng, bằng khen,… (nếu có)
- Phát biểu của bên tổ chức hoặc người dẫn sự kiện (nếu cần).
Thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền kịch bản sự kiện ra sao?
Quy trình thủ tục các bước để đăng ký bảo hộ bản quyền kịch bản sự kiện diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ
Khi tác giả, chủ sở hữu kịch bản sự kiện muốn đăng ký bản quyền thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
- Hai bản sao hợp lệ của kịch bản sự kiện dự định đăng ký quyền tác giả.
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền.
- Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
- Giấy tờ đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
- Giấy tờ đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Bước 2: Nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bản quyền quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, tại thành phố Đà Nẵng.
Bước 3: Thời gian giải quyết
Cơ quan giải quyết xin cấp GCN quyền tác giả, tức bảo hộ quyền kịch bản sự kiện thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ hợp lệ và đóng chi phí bảo hộ đầy đủ theo quy định.
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận giấy tờ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp GCN đăng ký quyền tác giả.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ kịch bản sự kiện như thế nào?
Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan quản lý về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp GCN đăng ký quyền tác giả, GCN đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn đăng ký bảo hộ kịch bản sự kiện. Và được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan. GCN đăng ký quyền tác giả, GCN đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.