Xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Mục lục
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể được hiểu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mang lại tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh, hình ảnh thương hiệu cũng như uy tín kinh doanh của doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu. Những đối tượng có hành vi xâm phạm là những đối tượng không được chủ sở hữu hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép, cũng không phải là đối tượng có quyền đối với nhãn hiệu.
1. Điều kiện bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là gì?
Một nhãn hiệu sẽ được bảo hộ độc quyền nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, phải nhìn thấy được
Nhãn hiệu phải được thể hiện bằng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, từ ngữ, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được biểu hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nghĩa là phải được cảm nhận bằng thị giác của con người thông qua việc nhìn ngắm, quan sát, chứ không phải là vô hình.
Thứ hai, phải có khả năng phân biệt
Nhãn hiệu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ ghi nhớ, dễ nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ ghi nhớ, dễ nhận biết (khi quan sát, người tiêu dùng có ấn tượng và dễ dàng lưu lại trong trí nhớ của mình). Khi đó, khách hàng sẽ có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể mang nhãn hiệu với chủ thể khác.
2. Những hành vi nào được xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu?
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký bảo hộ kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký bảo hộ kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký bảo hộ kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
3. Quy trình các bước thực hiện xử lý xâm phạm nhãn hiệu?
Các bước thực hiện thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu thường được diễn ra như sau:
Bước 1: Giám định nhãn hiệu
Khi xảy ra xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu thì việc xác định, chứng minh việc bị xâm hại là chính xác khi có nhận định về mức độ tương tự giữa hai nhãn hiệu thông qua việc giám định là cần thiết. Giám định xâm phạm nhãn hiệu không phải là hoạt động bắt buộc nhưng kết luận giám định lại là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để các Cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm nhãn hiệu.
Để giám định xâm phạm nhãn hiệu, bạn nộp đơn yêu cầu giám định tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ. Khi đó, cán bộ chuyên trách sẽ:
- Tra cứu và xác định chính xác đối tượng giám định;
- Tra cứu và xác định chính xác nội dung yêu cầu giám định.
Bước 2: Cảnh báo vi phạm đối với bên vi phạm
Sau khi có kết quả Giám định nhãn hiệu, bạn tự thực hiện hoặc ủy quyền cho Văn phòng đăng ký bản quyền tiến hành xác định chính xác thông tin chủ thể vi phạm và soạn thảo các văn bản yêu cầu chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu.
Bước 3: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm
Liên hệ với các cơ quan chức năng để được hỗ trợ xử lý vi phạm về mặt dân sự, hành chính hoặc hình sự. Cung cấp giấy tờ chứng minh hành vi vi phạm và những giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng.