Vấn nạn vi phạm bản quyền phần mềm
Mục lục
Trong thời buổi hiện nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển nhanh chóng thì càng đặt ra nhiều thách thức lớn cho các đơn vị sản xuất phần mềm. Trong đó, vấn nạn đạo nhái, vi phạm bản quyền phần mềm ngày càng nhiều. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những hành vi vi phạm thường gặp và cách xử lý khi phát hiện hành vi xâm phạm phần mềm.
1. Hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Dưới đây là những hành vi vi phạm bản quyền phần mềm thường gặp:
- Công bố phần mềm, phân phối phần mềm khi chưa được sự đồng ý của tác giả; sửa chữa tác phẩm, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến tác giả;
- Chiếm đoạt bản quyền phần mềm;
- Mạo danh tác giả;
- Sao chép phần mềm mà không được sự cho phép;
- Làm tác phẩm phái sinh khi chưa được sự cho phép;
- Sử dụng phần mềm mà không được sự cho phép của chủ sở hữu, không trả tiền nhuận bút, tiền thù lao hay bất kỳ quyền lợi vật chất khác;
- Cố tình xóa hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử,…
2. Xử lý hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Khi phát hiện ra hành vi vi phạm bản quyền phần mềm của chủ thể khác, bạn có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ:
- Áp dụng biện pháp công nghệ;
- Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi công khai, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm, như cơ quan Thanh tra, Uỷ ban nhân dân các cấp, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Tòa án,…
- Nộp đơn khởi kiện để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
Hoặc là bạn có thể yêu cầu những cơ quan sau đây xử lý hành vi xâm phạm bản quyền phần mềm:
- Áp dụng các biện pháp về dân sự: Được áp dụng theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu phần mềm hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Và Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Khi cần thiết, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Áp dụng các biện pháp về hình sự: Được áp dụng trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Và Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Khi cần thiết, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: Được áp dụng theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu phần mềm, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc chủ thể phát hiện ra hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra. Và cơ quan Thanh tra, Uỷ ban nhân dân các cấp, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan sẽ có thẩm quyền giải quyết. Khi cần thiết, những cơ quan này có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt về hành chính;
- Áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hải quan.
3. Dịch vụ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến bản quyền phần mềm
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện các dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, trong đó có mảng bản quyền phần mềm, như:
- Tư vấn các quy định hiện hành về phần mềm;
- Điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả phần mềm;
- Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản đối với bản quyền phần mềm;
- Cơ chế bảo hộ cũng như các biện pháp tự vệ để hạn chế hành vi xâm phạm,…
Do đó, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn được tư vấn chi tiết, hỗ trợ pháp lý thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số hotline, email hoặc đến trực tiếp Văn phòng. Chúng tôi tự tin sẽ là điểm tựa pháp lý vững chắc cho các bạn.