Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu thời trang hiệu quả năm 2021
Mục lục
Đăng ký nhãn hiệu thời trang giúp tạo nên lá chắn pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp, cá nhân. Các sản phẩm thời trang như quần, áo, giầy, dép, mũ, túi xách,… là những sản phẩm thời trang khá phổ biến và dễ dàng mua bán, trao đổi trên thị trường. Hôm nay, Phan Law Vietnam sẽ tư vấn cho Quý vị cách đăng ký nhãn hiệu thời trang hiệu quả năm 2021. Mong rằng bài tư vấn chi tiết dưới đây của chúng tôi sẽ hữu ích cũng như sẽ hỗ trợ được cho các bạn.
Những giấy tờ nào cần chuẩn bị khi đăng ký nhãn hiệu thời trang?
Khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu thời trang tại cơ quan có thẩm quyền thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu thời trang;
- Mẫu nhãn hiệu thời trang;
- Giấy ủy quyền khi ủy quyền cho cá nhân, đơn vị khác thực hiện thủ tục đăng ký;
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký;
- Văn bản chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Điền đơn đăng ký nhãn hiệu thời trang như thế nào?
Cần điền thông tin đầy đủ và chính xác trong đơn đăng ký nhãn hiệu thời trang như sau:
Ô thứ 1: Sẽ có ba nội dung cụ thể như sau:
- Mẫu nhãn hiệu: Dán mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ có kích thước không quá 80x80mm. Phải trình bày đúng những màu sắc cần được bảo hộ hoặc được dưới dạng trắng đen.
- Loại nhãn hiệu: Tích vào ô vuông tương ứng với từng loại nhãn hiệu bạn muốn đăng ký.
- Mô tả nhãn hiệu: Liệt kê toàn bộ những yếu tố cấu thành, nêu ra ý nghĩa của nhãn hiệu.
Ô thứ 2: Điền đầy đủ thông tin của chủ đơn đăng ký, cụ thể là họ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email.
Ô thứ 3: Tích vào ô tương ứng với chủ thể làm đại điện của chủ đơn và điền thông tin của người làm đại diện, gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email.
Ô thứ 4: Nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì tích vào ô tương ứng.
Ô thứ 5: Tích vào các ô tương ứng với các khoản phí, lệ phí phải nộp.
Ô thứ 6: Tích vào những ô vuông tương ứng với những loại giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Ô thứ 7: Liệt kê những nhãn hiệu thời trang muốn mang nhãn hiệu đang được yêu cầu bảo hộ.
Ô thứ 8: Mô tả tóm tắt về các đặc tính của nhãn hiệu thời trang được chứng nhận.
Ô thứ 9: Là cam kết của chính chủ đơn đăng ký. Ký, ghi rõ họ tên vào. Nếu chủ sở hữu là doanh nghiệp thì cần phải có dấu xác nhận của doanh nghiệp.
Trang bổ sung: Dành riêng nhằm mục đích ghi những người thuộc danh sách chủ đơn đăng ký ở ô số 2; tên tài liệu kèm tại mục 6.
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu thời trang hiệu quả năm 2021?
Quy trình các bước diễn ra thủ tục đăng ký nhãn hiệu thời trang hiệu quả diễn ra như sau:
Bước 1: Kiểm tra đăng ký nhãn hiệu thời trang
Quá trình kiểm tra đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc. Nhưng là bước đầu tiên cần thực hiện và vô cùng quan trọng trong quá trình đăng ký bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu. Việc kiểm tra đăng ký nhãn hiệu trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giúp bạn xem xét nhãn hiệu mà bạn dự định đăng ký có đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ không. Điều này giúp quá trình đăng ký giảm bớt chi phí, thời gian xử lý hồ sơ.
Hiện nay, có hai cách để kiểm tra nhãn hiệu có khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không? Cụ thể như sau:
Cách 1: Kiểm tra sơ bộ
Vào trang web của Cục sở hữu trí tuệ để tiến hành kiểm tra mẫu nhãn hiệu. Tại trang Web này, có thể tìm kiếm tất cả thông tin cơ bản về những đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ đã công bố và các đối tượng đã được cấp Giấy chứng nhận đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Link đường web: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Cách 2: Kiểm tra chi tiết
Gửi mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký cho các đơn vị dịch vụ như các văn phòng luật sư, công ty luật,… để họ tiến hành tra cứu mẫu. Thông thường các đơn vị dịch vụ này sẽ thiết lập một “kênh kiểm tra riêng” với Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng giấy tờ như trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ và xử lý đơn
Hiện nay, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến, cụ thể như sau:
Cách 1: Nộp trực tiếp
Nộp hồ sơ đăng ký đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký, Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra đơn đăng ký và ra quyết định có cấp cấp giấy đăng ký nhãn hiệu không? Nếu không đáp ứng được yêu cầu thì Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Và ngược lại, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
Cách 2: Nộp trực tuyến
Tạo tài khoản và tiến hành khai báo, gửi đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.
Trong vòng 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ để xuất trình Phiếu xác nhận nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến, tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí. Nếu đã nộp tiền và hồ sơ đầy đủ, sẽ được cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu chưa nộp tiền hoặc hồ sơ không đầy đủ thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.
Nếu người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho người nộp đơn.