Quyền tác giả có phải là quyền phát sinh tự động
Mục lục
Luật Sở hữu trí tuệ quy định thế nào về quyền tác giả? Đây có phải là quyền phát sinh tự động? Vậy những quyền lợi nào mà tác giả và chủ sở hữu tác phẩm được hưởng?
Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu,. Đối tượng được hưởng quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm:
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
- Đối tượng sở hữu quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Quyền tác giả được phát sinh tự động tại thời điểm tác phẩm sáng tạo, định hình dưới hình thức vật chất nhất định. Vì thế, việc đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là không bắt buộc mặc dù tác phẩm đã được công bố hay chưa, đã đăng ký hoặc chưa đăng ký bảo hộ.
Các quyền lợi mà chủ sở quyền được hưởng
Theo Điều 19 và 20 của Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được bảo hộ tự động về cả quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả
Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì có quyền nhân thân bao gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm;
- Cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.
Đối với chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền sau:
- Công bố, phổ biến hoặc cho phép người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình (trừ trường hợp tác giả và chủ sở hữu có những thỏa thuận khác);
- Cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình (trừ trường hợp tác giả và chủ sở hữu có những thỏa thuận khác).
Quyền tài sản thuộc quyền tác giả
Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như sau:
- Được hưởng nhuận bút;
- Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng, được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, cải biên, chuyển thể, cho thuê…;
- Được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì được hưởng các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả, bao gồm:
- Nhuận bút, thù lao khi tác phẩm được sử dụng;
- Được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
Ngoài ra, đối với chủ sở hữu nhưng không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức: xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, cải biên, chuyển thể, cho thuê…