Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
Mục lục
Nhãn hiệu được coi là một trong những tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không chỉ là điều kiện cần và đủ cho mỗi hàng hóa, dịch vụ trước khi bước chân vào thị trường mà còn là nền tảng cho sự phát triển tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ là thứ gắn liền với uy tín, chất lượng, niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
Chủ thể được quyền đăng ký nhãn hiệu
Chủ thể được tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ). Trong đó, bao gồm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.
Chủ thể là cá nhân, công ty Việt Nam có thể tự đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để thực hiện đăng ký nhãn hiệu. Đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua Đại diện Sở hữu trí tuệ.
Lưu ý: Nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ có khả năng bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Các bước tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xác lập quyền đối với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình trước khi ra thị trường một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Quy trình tra cứu và đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trong năm 2021 như sau:
Bước 1: Phân Nhóm hàng hóa dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định của pháp Luật Sở hữu trí tuệ, một nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là các nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 là các nhóm dịch vụ.
Khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu thì người làm đơn phải tiến hành phân nhóm sản phẩm, dịch vụ của mình theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo thoả ước Ni-xơ (bản tiếng Việt được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh).
Việt Nam không giới hạn nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, càng đăng ký nhiều nhóm, chủ sở hữu sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Do đó, chủ sở hữu lưu ý chỉ đăng ký cho lĩnh vực kinh doanh chính mà mình sẽ gắn nhãn hiệu lên.
Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn
Tra cứu nhãn hiệu là công việc đầu tiên cần làm để đánh giá được khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi nộp đơn. Việc tra cứu sẽ giúp khách hàng đảm bảo được đơn đăng ký sau khi nộp sẽ có khả năng được cấp giấy chứng nhận đăng ký, tránh việc mất chi phí nộp đơn nhưng do không tra cứu trước khi nộp dẫn đến trường hợp đơn đăng ký bị từ chối.
Có nhiều cách tra cứu nhãn hiệu, gồm:
- Tra cứu trực tuyến tại Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ tại website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php (miễn phí, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo);
- Tra cứu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ (mất phí);
- Sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của Phan Law Vietnam.
Bước 4: Soạn thảo Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Theo Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ có nêu cụ thể các tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền gồm:
- Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ (05 mẫu);
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp;
- Tài liệu chứng mình quyền ưu tiên nếu chủ đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (01 bản);
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu được thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (01 bản);
- Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện (01 bản).
Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi kết quả tra cứu nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng hãy ngay lập tức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để lấy ngày ưu tiên (Việt Nam áp dụng nguyên tắc ai nộp đơn trước sẽ được quyền ưu tiên trước).