Đăng ký mã vạch cho sản phẩm là gì? Có bắt buộc không?
Mục lục
Hầu hết các sản phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường hiện nay đều có một mã vạch riêng. Điều này nhằm giúp doanh nghiệp phân loại sản phẩm của mình và với người khác một cách dễ dàng. Vậy đăng ký mã vạch sản phẩm như thế nào? Không đăng ký thì có bị xử phạt hay không? Cùng giải đáp chi tiết các thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
1. Đăng ký mã vạch cho sản phẩm là gì?
Pháp luật không đưa ra quy định để giải thích khái niệm “đăng ký mã vạch sản phẩm” mà chỉ giải thích thế nào là mã vạch. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 15/2015/VBHN-BKHCN về mã số và mã vạch sản phẩm như sau:
1. Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.
2. Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.
Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng: Đăng ký mã vạch cho sản phẩm là việc một tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hay còn có tên gọi tắt là GS1 Việt Nam. Qau đó, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã vạch cho sản phẩm.
Xem thêm: Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm bao nhiêu?
2. Tại sao nên đăng ký mã vạch sản phẩm?
Việc đăng ký mã vạch cho sản phẩm xuất phát từ sự tự nguyện của mỗi tổ chức, cá nhân. Nó đem lại cho người đăng ký và cả người tiêu dùng nhiều lợi ích rõ rệt:
2.1. Quản lý hàng hóa hiệu quả:
Mã vạch sản phẩm giúp nhà sản xuất quản lý sản phẩm của mình dễ dàng hơn, từ việc theo dõi số lượng tồn kho đến quản lý chuỗi cung ứng. Họ có thể theo dõi việc sản xuất, xuất nhập kho và tiêu thụ sản phẩm một cách chính xác và nhanh chóng.
2.2. Tăng tính minh bạch:
Với mã vạch sản phẩm, người tiêu dùng có thể dễ dàng xác định nguồn gốc của sản phẩm và các thông tin khác liên quan đến sản phẩm. Điều này giúp tăng tính minh bạch của sản phẩm và giúp người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm.
2.3. Tiết kiệm thời gian và chi phí:
Mã vạch giúp tăng tốc độ xử lý thông tin, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình quản lý sản phẩm.
2.4. Tăng tính năng động cho sản phẩm:
Nhà sản xuất có thể sử dụng mã vạch để đưa ra thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm cả ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng, địa điểm sản xuất và quy cách đóng gói. Những thông tin này giúp tăng tính năng động cho sản phẩm và cung cấp thông tin hữu ích cho người tiêu dùng.
2.5. Đối phó với hàng giả và vi phạm bản quyền:
Mã vạch sản phẩm có thể giúp nhà sản xuất chống lại hàng giả và vi phạm bản quyền bằng cách theo dõi lịch sử của sản phẩm và phát hiện ra những sản phẩm giả mạo hoặc không có giấy tờ hợp lệ.
3. Thủ tục đăng ký mã vạch cho các sản phẩm thực hiện thế nào?
Về trình tự, thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm được quy định tại Điều 7, 8, 9 Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BKHCN 2015. Theo đó, các bước cơ bản gồm:
- Bước 1: Nộp hồ sơ;
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ;
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Để biết rõ về các bước hãy tham khảo ngay bài viết thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm trên website của chúng tôi.
4. Không đăng ký mã vạch mà sử dụng luôn có bị phạt hay không?
Việc đăng ký mã vạch không phải là yêu cầu bắt buộc. Do đó, đây được xác định là quyền của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhưng nếu muốn sử dụng thì phải đăng ký. Tuy nhiên, khi đã đăng ký sử dụng mã vạch cho sản phẩm thì phải tuân thủ theo quy định pháp luật.
Tại Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch. Theo đó, tùy từng hành vi và mức độ vi phạm sẽ có mức độ xử phạt khác nhau.
Ví dụ: Tự ý sử dụng mã số mã vạch mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Như vậy, mức phạt đối với hành vi tự ý sử dụng mã số mã vạch khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sản phẩm rất cao.