Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp là gì? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người trước khi thực hiện hóa ý tưởng kinh doanh của mình. Dưới đây là những nội dung cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong lĩnh vực pháp lý bạn cần thực hiện khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Cùng Văn phòng Đăng ký bản quyền tìm hiểu ngay nhé!
1. Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp
Để thành lập doanh nghiệp được thuận lợi và không tốn thời gian cũng như công sức bỏ ra, bạn nên tìm hiểu các quy định pháp luật cũng như quy trình trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, dưới đây là các lưu ý quan trọng bạn nên tìm hiểu. Cụ thể:
1.1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật, tuy nhiên chỉ có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến mà các cá nhân, tổ chức thường lựa chọn.
- Công ty TNHH 1 thành viên: Chủ doanh nghiệp thường là một cá nhân hoặc một tổ chức, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Nếu bạn chỉ có 1 thành viên duy nhất thì nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp này.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Đây là loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn. Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
- Công ty hợp danh: Là loại hình doanh nghiệp ít được lựa chọn nhất vì nhược điểm của nó là phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của chủ công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình.
- Công ty cổ phần: Đây là loại hình doanh nghiệp từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên. Công ty cổ phần không hạn chế số lượng cổ đông do vậy có thể tận dụng tối đa để phát hành cổ phần huy động vốn cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
Việc chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn hay hữu hạn là điểm khác nhau cơ bản nhất của loại hình doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp còn lại. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
1.2. Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp
Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp là nơi giao dịch kinh doanh, ký kết hợp đồng, mua bán thương mại. Trước khi thành lập doanh nghiệp, bạn phải biết được nơi nào được phép đặt trụ sở và nơi nào không được phép (theo quy hoạch của địa phương và quy hoạch đặc thù từng vùng).
Trụ sở chính của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố/tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số fax, số điện thoại và thư điện tử.
Trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh.
1.3. Cách đặt tên doanh nghiệp
Đây là một trong những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty. Tên doanh nghiệp giúp xác định thương hiệu công ty, đảm bảo khách hàng nhận diện sản phẩm của công ty.
Dưới đây là một vài điều cần biết trước khi đặt tên doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp mới thành lập không được trùng tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký.
- Tên phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, văn phòng đại diện và chi nhánh của doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo ký hiệu hoặc số nhưng phải phát âm được. Tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ chính tên bằng tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài.
1.4. Thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn
Thành viên góp vốn là những người cùng bỏ công sức và tiền bạc ra kinh doanh chung tạo ra lợi nhuận và phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn, chất xám, công sức. Khi bắt đầu công việc kinh doanh, bạn nên quy định và xác định rõ trách nhiệm của từng người để tránh phát sinh những tranh chấp sau này.
Việc tìm được những thành viên hoặc cổ đông có cùng quan điểm, chí hướng sẽ là một trong những điều quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.
2. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Đăng ký bản quyền
Tuy nhiên, nhiều Khách hàng chưa hiểu rõ về các quy định cũng như điều kiện để có thể tự đăng ký thành lập doanh nghiệp, Quý khách có thể liên hệ tới văn phòng Đăng ký bản quyền của chúng tôi để được tư vấn chuyên nghiệp và chính xác về các thủ tục, giấy tờ, lệ phí và quy định liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp. Quý khách có thể tiết kiệm thời gian và công sức khi không phải đi lại, chờ đợi hay làm việc với các cơ quan hành chính. Tất cả các hồ sơ, thủ tục đăng ký đều do văn phòng luật sư của chúng tôi thực hiện và giao nhận tận nơi giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Quý khách khi thành công.