Xác định các hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Mục lục
Bảo vệ nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm nhãn hiệu diễn ra tràn lan vẫn luôn là nỗi trăn trở của các chủ sở hữu loại tài sản sở hữu trí tuệ đặc biệt này. Nhãn hiệu là một trong những bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất, mang giá trị cốt lõi của thương hiệu. Một khi nhãn hiệu bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của bất kỳ thương hiệu nào.
Nhãn hiệu là tài sản như thế nào?
Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa quyền sở hữu công nghiệp. Nhãn hiệu hiểu chung là dấu hiệu nhận biết, phân biệt giữa hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Pháp luật có phân chia nhãn hiệu thành nhiều loại dựa trên đặc tính và công dụng của nó; cụ thể:
- Nhãn hiệu thông thường: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Những hành vi xâm phạm nhãn hiệu là các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, bao gồm:
“a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Áp dụng biện pháp nào xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu?
Đối với đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, sau khi thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ thành công, bạn có thể trực tiếp áp dụng những biện pháp sau để bảo vệ nhãn hiệu của mình trước các hành vi xâm phạm trái phép:
Thứ nhất, biện pháp tự bảo vệ
Thứ hai, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm và xử lý bằng biện pháp hành chính
Thứ ba, khởi kiện để nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Thứ tư, trình báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu hành vi xâm phạm nhãn hiệu có yếu tố cấu thành tội phạm để được tiếp nhận là xử lý theo trình tự tố tụng hình sự hiện hành.