Tôi muốn ly hôn thì phải làm gì? Thủ tục từng bước
Mục lục
Ly hôn là quyết định không ai mong muốn và có rất nhiều khách hàng tìm đến chúng tôi tư vấn ly hôn trong trạng thái hoang mang và mông lung. Để trả lời cho câu hỏi nếu tôi muốn ly hôn thì phải làm gì? Đăng ký bản quyền sẽ cung cấp đến bạn thông tin về thủ tục cũng như là quy định của pháp luật về ly hôn.
1. Quy định về việc ly hôn tại Việt Nam
Vợ chồng muốn ly hôn cần phải tuân thủ quy trình và bảo đảm quyền lợi của hai bên.
Trước khi bắt đầu thủ tục ly hôn, bạn nên tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến ly hôn và các vấn đề khác như: Thủ tục ly hôn bao gồm những gì?
– Thủ tục ly hôn là các bước cần thực hiện và các giấy tờ cần chuẩn bị để chấm dứt quan hệ hôn nhân theo quyết định của tòa án hoặc theo yêu cầu của vợ chồng
– Để giải quyết ly hôn một cách nhanh chóng và hiệu quả, bạn nên nắm rõ thủ tục và các vấn đề liên quan trước khi đến toà án.
– Bạn cũng nên biết về các quy định về quyền nuôi con, chia tài sản, nghĩa vụ cấp dưỡng, giấy tờ chứng minh tài sản,…Để bảo vệ quyền lợi của mình và người thân khi phải ly hôn.
1.1. Có những hình thức giải quyết ly hôn nào?
Thủ tục ly hôn có hai loại là thủ tục ly hôn đơn phương (do một bên làm đơn) và thủ tục ly hôn thuận tình (do cả hai bên yêu cầu), cụ thể:
– Thủ tục ly hôn đơn phương: Khi một trong hai bên muốn ly hôn mà không thể hòa giải được tại toà án thì tòa án sẽ cho phép ly hôn nếu có căn cứ cho rằng một trong hai bên có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm cho cuộc sống chung không thể duy trì được, mục tiêu của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp người vợ hoặc người chồng của người bị toà án tuyên bố mất tích muốn ly hôn thì toà án cũng sẽ cho phép ly hôn.
– Thủ tục ly hôn thuận tình: Khi cả hai bên đều đồng ý ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc nuôi nấng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở tôn trọng quyền lợi của vợ và con thì tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn thuận tình.
Trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận giữa hai bên, có tranh chấp về tài sản và quyền nuôi con thì tòa án sẽ xét xử dựa trên quy định của pháp luật.
Nếu không thỏa thuận được hoặc có thoả thuận về vấn đề tài sản và con chung nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Tham khảo bài viết: Phí ly hôn tính như thế nào? Án phí mới nhất 2023
2. Tôi muốn ly hôn thì phải làm gì? Thủ tục ly hôn
Để giải quyết ly hôn tại tòa án, sẽ trải qua các bước sau:
– Bước 1: Gửi hồ sơ ly hôn đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi vợ hoặc chồng đang sinh sống, làm việc hoặc nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang sinh sống, làm việc nếu là trường hợp ly hôn đơn phương;
– Hồ sơ ly hôn có thể gửi trực tiếp tại Tòa hoặc qua bưu điện.
– Bước 2: Nhận thông báo của Tòa án về việc tiếp nhận đơn và nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn
– Bước 3: Nộp biên lai tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm cho Tòa án sau khi đã nộp tiền tại Chi cục thi hành án quận/huyện;
– Bước 4: Tham gia quá trình giải quyết ly hôn của Tòa án (Hòa giải, xét xử ly hôn).
2.1. Tôi muốn ly hôn – trường hợp Thuận tình ly hôn
– Tòa án sẽ tổ chức phiên hòa giải trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Nếu phiên hòa giải không thành công (không thay đổi ý định ly hôn) và các bên vẫn duy trì ý kiến trong vòng 07 ngày sau đó, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Nếu là trường hợp Đơn phương ly hôn
Tòa án sẽ xử lý vụ án theo thủ tục chung và ban hành Bản án hoặc quyết định cụ thể như sau:
– Nguyên đơn gửi hồ sơ khởi kiện ly hôn đơn phương cho Tòa án có thẩm quyền;
– Toà án ghi nhận đơn khởi kiện và xem xét điều kiện thụ lý vụ án trong vòng 5 ngày làm việc từ khi nhận được đơn khởi kiện. Nếu đủ điều kiện:
– Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm cho Tòa án sau khi đã nộp tại Chi cục thi hành án quận/huyện;
– Tòa án xử lý vụ án theo thủ tục chung và ban hành Bản án.
Thời hạn xét xử, giải quyết ly hôn
Thông thường với các vụ án ly hôn sẽ được xét xử trong khoảng từ 2 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Tuy nhiên cũng có những vụ án ly hôn sẽ kéo dài lâu hơn dự kiến tùy theo tình tiết và vấn đề tranh chấp giữa các bên.