Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2024
Mục lục
Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất là tổng hợp những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực sau những lần sửa đổi, bổ sung. Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất thể hiện rõ đối tượng, phạm vi và phương pháp điều chỉnh, nội dung được quy định. Bài viết dưới đây, Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ giúp các bạn hiểu rõ những nội dung trên.
1. Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất
Nhắc đến Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất là đang đề cập đến Luật sở hữu trí tuệ và các Văn bản sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ. Hiện nay, Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất là Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH được ban hành ngày 08/07/2022, được hợp nhất từ những văn bản sau:
- Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005, có hiệu lực kể từ 01/07/2006;
- Luật số 36/2009/QH12 ban hành ngày 19/06/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ 01/01/2010;
- Luật số 42/2019/QH14 ban hành ngày 14/06/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ 01/11/2019;
- Luật số 07/2022/QH15 ngày 16/06/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ 01/01/2023.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp điều chỉnh Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất
Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất quy định đối tượng, phạm vi và phương pháp điều chỉnh như sau:
2.1. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh là các quan hệ phát sinh trong quá trình sáng tạo, sử dụng, định đoạt, bảo vệ và quản lý các đối tượng sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:
- Quyền tác giả: Những quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc sáng tạo, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
- Quyền liên quan: Các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc thực hiện, sử dụng chương trình phát sóng, cuộc biểu diễn, bản ghi hình, ghi âm, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa;
- Quyền sở hữu công nghiệp: Các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc tạo ra, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với đối với sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh;
- Quyền đối với giống cây trồng: Các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc tạo ra, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
2.2. Phạm vi điều chỉnh
Gồm quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng mới.
2.3. Phương pháp điều chỉnh
Là cách thức, biện pháp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Luật sở hữu trí tuệ có 02 phương pháp điều chỉnh là phương pháp thỏa thuận và phương pháp mệnh lệnh. Theo đó:
- Phương pháp thỏa thuận: Áp dụng giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong việc chuyển giao quyền hay trong việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận;
- Phương pháp mệnh lệnh: Áp dụng trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký xác lập quyền, trong việc xử lý vi phạm
3. Nội dung chính được quy định trong luật sở hữu trí tuệ hợp nhất
Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất quy định những nội dung như sau:
3.1. Quy định chung
Gồm những nội dung như:
- Phạm vi và đối tượng điều chỉnh;
- Căn cứ phát sinh, xác lập quyền;
- Quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện và bảo vệ đối tượng sở hữu trí tuệ,…
3.2. Quyền tác giả, quyền liên quan
Bao gồm những nội dung như sau:
- Điều kiện để được bảo hộ;
- Quy định những nội dung được bảo hộ, giới hạn quyền và thời gian bảo hộ;
- Quy định chuyển giao quyền cho chủ thể khác;
- Quy định về văn bằng bảo hộ,…
3.3. Quyền sở hữu công nghiệp
Bao gồm những nội dung như sau:
- Quy định về các điều kiện để được bảo hộ sở hữu công nghiệp;
- Quy định cơ chế xác lập quyền sở hữu công nghiệp;
- Quy định những nội dung được bảo hộ, giới hạn quyền và thời gian bảo hộ;
- Quy định chuyển giao quyền cho chủ thể khác,…
3.4. Quyền đối với giống cây trồng
Bao gồm những nội dung như sau:
- Quy định những điều kiện bảo hộ;
- Quy định những nội dung được bảo hộ, giới hạn quyền và thời gian bảo hộ;
- Quy định chuyển giao quyền cho chủ thể khác,…