Tìm hiểu hình thức công bố tác phẩm
Mục lục
Công bố tác phẩm sẽ mang lại nhiều lợi ích về cả giá trị kinh tế cũng như giá trị tinh thần cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Vậy có bao nhiêu hình thức công bố tác phẩm, những hình thức công bố tác phẩm đó là gì? Hãy cùng xem bài tư vấn dưới đây của Văn phòng đăng ký bản quyền để có thể nắm rõ câu trả lời cũng như các vấn đề liên quan đến chủ đề này.
1. Công bố tác phẩm được hiểu sao cho đúng?
Công bố tác phẩm được hiểu là phát hành tác phẩm với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến một số lượng bản sao hợp lý đến công chúng bằng nhiều hình thức khác nhau như xuất bản thành sách, trưng bày, biểu diễn, thuyết minh, phổ nhạc…hoặc bằng cách đăng ký tác phẩm đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Quy trình cũng như mục đích của công bố tác phẩm là gì?
Tác phẩm được công bố sẽ phải trải qua các khâu kiểm tra của cơ quan nhà nước và sau khi hợp lệ sẽ tiến hành cho phép công bố tác phẩm để phổ biến, đưa tác phẩm đến nhiều người. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm tự lựa chọn hình thức đăng ký công bố thông qua loa, báo, đài, biểu diễn, trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang website của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của mình. Việc phát hành tác phẩm văn học, hay sản phẩm điện ảnh sẽ có quy định giới hạn số lượng, chỉ đáp ứng vừa đủ số lượng công bố. Cụ thể như sau:
- Công bố tác phẩm dưới dạng bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: Là những tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết, lời nói sau đó sẽ được in ra thành những quyển sách, hoặc bài diễn thuyết và được tác giả trình bày hoặc thuê người khác trình bày tại các cuộc hội nghị, giao lưu… dưới sự cho phép và sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Công bố tác phẩm dưới dạng tác phẩm báo chí: Có thể lựa chọn hình thức phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh và các thể loại báo chí khác để công bố. Khi lựa chọn hãng báo để đăng bài thì bạn nên tuân thủ theo thể thức của hãng báo;
- Công bố dưới dạng tác phẩm âm nhạc: Được thể hiện dưới dạng bài hát, nốt nhạc trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
- Công bố tác phẩm dưới dạng tác phẩm sân khấu: Có thể biểu hiện dưới dạng nhạc kịch, tiểu phẩm, ca kịch, xiếc, tấu hài và các thể loại nghệ thuật biểu diễn khác.
Mục đích của hoạt động công bố chính là giúp cho mọi người biết đến tác phẩm và là căn cứ để xác định các quyền tác giả và quyền liên quan đến tác phẩm.
3. Có những hình thức công bố tác phẩm nào?
Tác phẩm được bảo hộ dưới dạng hình thức nào thì cũng sẽ có bấy nhiêu hình thức công bố tác phẩm, cụ thể như sau:
- Tác phẩm văn học, tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài phát biểu, bài giảng và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh sân khấu và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
- Tác phẩm về mỹ thuật ứng dụng, tạo hình;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản sơ đồ, bản đồ, họa đồ, bản vẽ liên quan đến kiến trúc, công trình khoa học, địa hình;
- Tác phẩm nghệ thuật dân gian, văn học;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Như vậy, ngày nay có rất nhiều hình thức để công bố tác phẩm khác nhau, tác giả cần lựa chọn những phương thức công bố tác phẩm phù hợp với tác phẩm của mình. Một tác phẩm được phép công bố khi và chỉ khi tác phẩm này không bị sao chép từ các nguồn khác, phải là chính sản phẩm do lao động trí tuệ của tác giả tạo nên, không phải sao chép tác phẩm từ người khác. Khi phát hiện ra dấu hiệu sao chép tác phẩm khác thì sẽ bị từ chối tiếp nhận, nêu rõ lý do từ chối và trả lại đơn.