Tìm hiểu kiểm tra đăng ký nhãn hiệu
Mục lục
Kiểm tra đăng ký nhãn hiệu đã không phải là vấn đề xa lạ với nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến ý nghĩa cũng như tính cần thiết của việc kiểm tra đăng ký mẫu nhãn hiệu trước khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho các bạn về chủ đề này.
>>> Tham khảo thủ tục đăng ký nhãn hiệu: Tư vấn chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu
Có bắt buộc phải kiểm tra đăng ký nhãn hiệu không?
Quá trình kiểm tra đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc. Nhưng đây được xem là công đoạn đầu tiên và vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình đăng ký cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu. Bởi nếu nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ không đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ mà bạn vẫn thực hiện đăng ký thì đơn đăng ký đó sẽ bị từ chối, toàn bộ chi phí và thời gian xử lý hồ sơ sẽ trở nên lãng phí. Và việc kiểm tra đăng ký nhãn hiệu trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giúp bạn giải quyết vấn đề nan giải này.
Kiểm tra đăng ký nhãn hiệu bằng cách như thế nào?
Hiện nay, có hai cách để các bạn lựa chọn để kiểm tra đăng ký nhãn hiệu có khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không? Cụ thể như sau:
Cách 1: Kiểm tra sơ bộ
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vào trang web của Cục sở hữu trí tuệ để kiểm tra mẫu nhãn hiệu. Tại trang Web này, các bạn có thể tìm kiếm những thông tin cơ bản về các đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ đã công bố và các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận, đang được bảo hộ tại nước Việt Nam.
Link đường web: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Cách 2: Kiểm tra chi tiết
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký bảo hộ gửi mẫu nhãn hiệu cho các văn phòng luật sư, công ty luật hoặc các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ để họ tiến hành tra cứu mẫu. Thông thường các đơn vị dịch vụ này sẽ thiết lập một “kênh kiểm tra riêng” với Cục sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ tư vấn về kiểm tra nhãn hiệu gồm những nội dung gì?
Dịch vụ tư vấn về kiểm tra nhãn hiệu gồm những nội dung như:
- Tư vấn về mục đích, tính cần thiết của việc kiểm tra mẫu nhãn hiệu trước đi đăng ký;
- Tư vấn những cách có thể tiến hành kiểm tra mẫu nhãn hiệu;
- Tư vấn những giấy tờ cần chuẩn bị khi thực hiện đăng ký;
- Tư vấn quy trình đăng ký bảo hộ cho mẫu nhãn hiệu;
- …