Tìm hiểu cách đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Mục lục
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ năm 2022 là một việc làm rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích của bản thân, tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai. Bài viết dưới đây của Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn cho các cách đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Mong rằng bài tư vấn của Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ hữu ích cũng như hỗ trợ được cho các bạn.
1. Những đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ?
Hiện nay, có những đối tượng sở hữu trí tuệ dưới đây được bảo hộ:
- Quyền tác giả: Đối tượng là những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
- Quyền liên quan đến quyền tác giả: Đối tượng là những cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, bản ghi âm, ghi hình;
- Quyền sở hữu công nghiệp: Đối tượng là những sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý;
- Quyền đối với giống cây trồng: Đối tượng là vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch.
2. Tại sao phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?
Mặc dù việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là tự nguyện, không phải là thủ tục hành chính bắt buộc nhưng với các lý do sau đây, bạn nên cân nhắc tiến hành đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nhanh nhất có thể:
- Đối với một số đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,… Chỉ khi đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ, quyền sở hữu trí tuệ mới được phát sinh;
- Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới có đủ cơ sở để được pháp luật bảo vệ tuyệt đối;
- Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng đối tượng được đăng ký bảo hộ thành công trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
- Được phép chuyển nhượng quyền sử dụng, quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ;
- Chỉ khi đăng ký bảo hộ thì chủ sở hữu mới hoàn toàn yên tâm đầu tư cho việc phát triển, mở rộng sản phẩm mà không lo sợ bị bên khác làm nhái, làm giả…
3. Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ được diễn ra như thế nào?
Để thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả, bạn cần phải:
Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký bảo hộ
Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm, dịch vụ và đúng theo quy định pháp luật.
Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ
Hiện nay, tương ứng với ba đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ do 03 cơ quan tiến hành thẩm định hồ sơ cấp văn bằng bảo hộ. Cụ thể như sau:
- Quyền sở hữu công nghiệp: Sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định và ra quyết định;
- Quyền tác giả, quyền liên quan: Sẽ do Cục Bản quyền Tác Giả thẩm định và ra quyết định;
- Quyền giống cây trồng: Sẽ do Cục Trồng Trọt thẩm định và ra quyết định;
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Tương ứng với từng đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí thì sẽ cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau. Do đó, cần xác định đúng đối tượng sở hữu trí tuệ mà bạn muốn đăng ký để chuẩn bị những giấy tờ phù hợp.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ đăng ký, chủ đơn hoặc chủ thể được chủ đơn ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại các cơ quan chức năng tương ứng với từng đối tượng đăng ký như trên.
Bước 5: Theo dõi quá trình và nhận kết quả đăng ký
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ, cơ quan chức năng sẽ thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, đủ điều kiện thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Ngược lại, nếu hồ sơ đăng ký không hợp lệ, không đủ điều kiện bảo hộ thì sẽ bị từ chối và có văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung.