Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Mục lục
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ tạo cho cá nhân, tổ chức một lớp chắn vững vàng cho sản phẩm trí tuệ của mình và kiểu dáng công nghiệp khỏi các hành vi xâm phạm như sao chép, đạo nhái…
Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để được đăng ký bảo hộ (cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền) kiểu dáng công nghiệp đăng ký phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Tính mới của kiểu dáng công công nghiệp:
Kiểu dáng chưa được bộc lộ trước thời điểm nộp đơn, có nghĩa chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký trước thời điểm đưa kiểu dáng công nghiệp ra ngoài thị trường để lưu thông.
Trình độ sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp:
Yêu cầu kiểu dáng công nghiệp phải đạt được trình độ sáng tạo khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp khác đã có trên thị trường (không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các sản phẩm đã có).
Khả năng áp dụng công nghiệp:
Có thể chế tạo (sản xuất) ra các sản phẩm giống nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm, hàng hóa vì những lý do sau đây:
- Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu mới được phát sinh;
- Được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, tạo rất nhiều lợi thế cạnh tranh với đối thủ;
- Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký;
- Trong thời gian 15 năm độc quyền, chủ sở hữu có thể tiến hành chuyển nhượng, cho phép bên thứ 3 sử dụng trên cơ sở thu phí chuyển nhượng, sử dụng…vv. Do đó, sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho chủ sở hữu.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
- 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
- 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:
✔️ Tên kiểu dáng công nghiệp;
✔️ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
✔️ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
✔️ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
✔️ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
✔️ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;
- 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Các tài liệu khác (nếu có)
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
– Tư vấn trước khi tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
– Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký;
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
– Nộp hồ sơ công bố và tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại Cục Sở hữu trí tuệ;
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển cho khách hàng;
– Tư vấn các vấn đề phát sinh liên quan (nếu có) sau khi hoàn thành công việc.