Thừa kế thế vị và điều kiện áp dụng
Mục lục
Thừa kế thế vị là một trường hợp tương đối đặc biệt trong luật thừa kế, Do thuộc trường hợp đặc biệt trong chế định thừa kế, cho nên việc xác định đối tượng được hưởng di sản thừa kế này đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, đây không chỉ giải quyết vấn đề về tài sản của người đã mất mà còn tránh những xung đột, mâu thuẫn không đáng có giữa các thành viên trong gia đình. Vậy nên, khi nào thì áp dụng chia thừa kế trong trường hợp này?
Thừa kế thế vị được hiểu như thế nào?
Về thừa kế trong trường hợp đặc biệt đã nêu đã có sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
“Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Từ đó, có thể hiểu, thế vị về thừa kế là việc người để lại di sản và con hoặc cháu của người đó chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì quyền thừa kế phần di sản đó sẽ được chuyển giao cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản.
Hiểu đơn giản, đây là sự thay thế vị trí nhận di sản từ người này sang người khác trong trường hợp người có quyền thừa kế trước đó mất tại thời điểm đã nêu.
Khi nào áp dụng chia thừa kế thế vị?
Theo định nghĩa ở phần đầu, có thể sẽ suy ra được các điều kiện áp dụng hàng thừa kế trong trường hợp này, tuy nhiên, chúng tôi sẽ khái quát cụ thể như dưới đây:
Người thế vị phải là con cái đời kế tiếp
Ở điều kiện này, người có quyền thừa kế phải là con cái đời sau của người được nhận di sản của di chúc đã để lại. Cụ thể hơn đó là con cái, cháu được thế vị bố mẹ, ông bà – người đáng lý ra sẽ được hưởng di sản thừa kế trực tiếp. Tuy nhiên, pháp luật cũng không bắt buộc phải có quan hệ huyết thống mới được thừa kế trong trường hợp này. Ngoài ra, con nuôi vẫn có quyền được hưởng di sản căn cứ theo Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015.
Khi con, cháu của người để lại di chúc chết trước hoặc cùng người để lại di chúc
Như vậy, trường hợp có quyền thừa kế đặc biệt này chỉ áp dụng khi con, cháu của người để lại di chúc chết trước hoặc chết cùng người để lại di chúc. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ để bạn rõ hình dung:
Ví dụ: A di chúc thừa kế cho con trai của mình là B. Tuy nhiên, do bị tai biến mạch máu não, B bị đột tử và mất ngay sau đó. Lúc này, con của B sẽ được hưởng thừa kế thế vị đối với khối di sản mà A đã di chúc cho B.
Một số điều kiện khác đối với người thế vị
Bên cạnh hai điều kiện đã nêu trên, người thế vị thừa kế di sản phải là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, người này phải thành thai trước khi người để lại di sản chết. Ví dụ: Ông A có con trai là B. Trong một lần công tác, cả hai người đã gặp phải tai nạn và mất ngay tại đó. Trong khi ấy, vợ B đang mang thai con của B. Như vậy, đứa trẻ trong bụng vợ B sẽ trở thành người thế vị thừa kế tài sản của B.
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế
Để khai nhận di sản thừa kế thế vị, việc chuẩn bị cũng tương tự với di sản thừa kế bình thường khác, bao gồm những tài liệu sau:
- Giấy tờ chứng minh về thời điểm mở thừa kế.
- Giấy tờ chứng tử của người được để lại di sản.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người yêu cầu khai nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,…
- Giấy tờ về tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, đăng ký xe,…
- Giấy tờ xác thực cá nhân như Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.