Làm rõ nội dung trong đơn đồng thuận ly hôn
Mục lục
Khi bước chân vào một cuộc sống hôn nhân, mỗi chúng ta luôn mong muốn mình có được một cuộc sống hôn nhân thật sự hạnh phúc và viên mãn. Tuy nhiên nhiều cặp vợ chồng phải chấp nhận ly hôn do gặp áp lực về kinh tế, về lối sống, về tính cách, về trình độ, về con cái… Khi vợ chồng đồng thuận về việc ly hôn, giải quyết ly hôn thì vợ chồng sẽ cần viết đơn đồng thuận ly hôn và những giấy tờ liên quan gửi đến cơ quan Tòa án có thẩm quyền để được công nhận thuận tình ly hôn.
1. Nội dung đơn đồng thuận ly hôn gồm những gì?
Nội dung đơn đồng thuận ly hôn gồm những nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn khởi kiện về việc đồng thuận ly hôn đồng thuận ly hôn;
- Thời gian thực hiện đơn ly hôn;
- Kính gửi cơ quan Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn;
- Thông tin cá nhân của người vợ, người chồng yêu cầu ly hôn: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email…
- Nguyên nhân của việc yêu cầu chấm dứt hôn nhân;
- Nội dung yêu cầu Tòa án công nhận giải quyết gồm những nội dung về:
- Về quan hệ hôn nhân: Ghi chi tiết thông tin thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không. Cần trình bày tình trạng quan hệ vợ chồng, mâu thuẫn và những nguyên nhân của mâu thuẫn…
- Về con cái: Đã có con chung với nhau hay chưa, nếu có thì ghi rõ số con, tên tuổi, năm sinh và giới tính của con và thỏa thuận ai sẽ là người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng;
- Về tài sản: Liệt kê tài sản chung của hai vợ chồng và việc thỏa thuận phân chia tài sản;
- Về công nợ: Nếu hai vợ chồng không có nợ chung sẽ ghi vào trong đơn là “Không có”. Ngược lại, nếu có nợ chung thì cần liệt kê đầy đủ, chi tiết số nợ chung cụ thể, thời gian trả, người cho vay, tên tài sản,… và thỏa thuận người trả nợ.
- Kính đề nghị Tòa án xem xét giải quyết;
- Vợ, chồng ký tên và ghi rõ họ tên vào đơn đồng thuận ly hôn.
2. Hồ sơ đồng thuận ly hôn yêu cầu những gì?
Hồ sơ đồng thuận ly hôn cần những giấy tờ sau:
- Đơn công nhận đồng thuận ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Sổ hộ khẩu;
- CMND/CCCD của cả vợ và chồng;
- Giấy tờ chứng minh quyền tài sản của hai vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia);
- Giấy khai sinh của con chung.
3. Thủ tục đồng thuận ly hôn diễn ra như thế nào?
Trình tự thủ tục đồng thuận ly hôn được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn và nộp hồ sơ
Khi muốn Tòa án nhân dân công nhận đồng thuận ly hôn, cần soạn thảo đơn yêu cầu và những giấy tờ như trên để nộp tại TAND cấp huyện nơi người vợ hoặc chồng cư trú hoặc làm việc.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ ly hôn, Tòa án nhân dân sẽ kiểm tra. Nếu thuộc thẩm quyền giải quyền thì Tòa án sẽ thụ lý vụ việc và ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí. Lúc đó cần nộp tiền tạm ứng tại Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.
Tiến hành mở phiên họp công khai để đưa ra một trong những quyết định như sau:
- Đình chỉ giải quyết ly hôn khi quyết định đoàn tụ;
- Ra quyết định công nhận ly hôn thuận tình;
- Lập biên bản hòa giải không thành và thụ lý vụ án để giải quyết.
4. Dịch vụ soạn thảo đơn đồng thuận ly hôn như thế nào?
Khi bạn muốn sử dụng dịch soạn thảo đơn đồng thuận ly hôn, Văn phòng đăng ký bản quyền sẵn sàng:
- Tư vấn các khía cạnh của thuận tình ly hôn;
- Lắng nghe nguyện vọng, mong muốn của khách hàng trong quá trình giải quyết ly hôn thuận tình;
- Tư vấn chi tiết các nội dung cần có trong nội dung đơn đồng thuận ly hôn. Đồng thời, giúp khách hàng xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng,… để đảm bảo quá trình phân chia tài sản;
- Soạn thảo đơn đồng thuận ly hôn dựa trên những yêu cầu khách hàng lựa chọn sau khi được tư vấn;
- Đại diện khách hàng tham gia thủ tục tố tụng.