Vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập
Mục lục
Vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập được không? Công ty mới thành lập thường sẽ gặp khó khăn về vốn, do đó rất nhiều doanh nghiệp muốn được vay vốn ngân hàng để vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xét duyệt bất kỳ khoản vay nào đó cho khách hàng thì bất cứ ngân hàng nào cũng sẽ tính tới thu nhập, khả năng trả nợ của đối tượng vay. Để trả lời cho câu hỏi vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập có được không? Mời các bạn cùng theo dõi bài chia sẻ của chúng tôi.
1. Vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập được hiểu là gì?
Vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập là hình thức vay tài chính không cần có tài sản đảm bảo dành cho các doanh nghiệp mới thành lập có nhu cầu vay vốn bên ngoài để bổ sung cho nguồn vốn lưu động. Vay tín chấp được xem là hình thức vay mà Quý doanh nghiệp không cần thế chấp tài sản. Tất cả những gì bạn cần là Giấy phép kinh doanh, hồ sơ tài chính và các loại hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng.
Đây được xem là hình thức vay linh hoạt cho doanh nghiệp để bổ sung vốn lưu động mà không cần thế chấp bằng tài sản với nhiều thủ tục, hồ sơ, Hình thức vay này đang được nhiều khá ngân hàng áp dụng như VPBank, Sacombank, Techcombank, …
2. Điều kiện vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập như thế nào?
Mặc dù có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn nhanh chóng với hạn mức khá cao nhưng không phải hồ sơ vay tín chấp của doanh nghiệp nào cũng được ngân hàng chấp nhận. Tùy vào từng ngân hàng mà sẽ có những điều kiện vay tín chấp khác nhau, nhưng nhìn chung đều sẽ yêu cầu những nội dung cơ bản sau:
- Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, có Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp còn hiệu lực;
- Doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ hai năm trở lên;
- Doanh nghiệp và người đại diện của công ty không có lịch sử nợ xấu;
- Doanh thu hàng năm tối thiểu từ 2 tỷ đồng/năm;
- Mục đích vay vốn rõ ràng, phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không vi phạm pháp luật
- Đáp ứng các điều kiện khác của ngân hàng.
Lưu ý: Vay vốn tín chấp doanh nghiệp tại ngân hàng thường đi kèm với các điều kiện phạt quá hạn hoặc phạt tuân thủ các điều kiện của ngân hàng rất chi tiết và mức phạt khá nặng. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ, đọc kỹ các hợp đồng để tránh vi phạm các quy định của ngân hàng dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp về sau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu các quy định về phương thức giải ngân để lựa chọn cho mình phương thức phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Thông thường các chuyên viên ngân hàng sẽ tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình xử lý hồ sơ vay vốn.
3. Ưu và nhược điểm khi vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập là gì?
Khi vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập, bạn sẽ nhận được những ưu và nhược điểm nổi trội như sau:
Thứ nhất, ưu điểm
- Không cần sử dụng tài sản thể chấp vẫn có thể vay được vốn;
- Hạn mức cho vay khá cao từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng tùy theo quy mô Doanh nghiệp và đánh giá xếp hạng của Ngân hàng;
- Thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng;
- Thời gian vay có thể kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm;
- Hình thức vay vốn và trả gốc, trả lãi linh hoạt theo nhu cầu của Doanh nghiệp;
- Thông tin công ty được bảo mật tuyệt đối và doanh nghiệp có thể làm hồ sơ vay tại nhiều ngân hàng khác nhau;
- Thời gian giải ngân diễn ra nhanh chóng có thể chỉ trong vòng 24 giờ;
- Ngoài ra, khi vay tín chấp doanh nghiệp tại các ngân hàng bạn còn được chuyên viên tài chính tư vấn nhiệt tình và đầy đủ để hiểu đúng về các khoản vay từ đó đưa ra những lựa chọn hợp lý….
Thứ hai, nhược điểm
Khi ngân hàng cho vay tín chấp thì sẽ phải chịu rủi ro cao hơn so với vay thế chấp, nên lãi suất vay tín chấp mặc nhiên cũng sẽ cao hơn. Hiện nay, mức lãi suất vay tín chấp đang phù hợp với thị trường và được điều chỉnh cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau tùy vào chất lượng hồ sơ khách hàng và mức rủi ro của khoản vay. Một khách hàng có lịch sử tín dụng tốt và thỏa điều kiện cho vay có thể nhận được mức lãi suất ưu đãi hơn so với khách hàng không có thu nhập ổn định, lịch sử tín dụng không tốt…