Đăng ký bảo hộ phần mềm có lâu không?
Mục lục
Bảo hộ phần mềm vẫn luôn là thủ tục quan trọng được tác giả sáng tạo phần mềm, chủ thể sở hữu phần mềm đặc biệt quan tâm và thực hiện. Mỗi phần mềm được sáng tạo và áp dụng rộng rãi đều mang lại các giá trị thương mại to lớn, đồng thời cũng là miếng mồi béo bở thường xuyên bị xâm hại từ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để có thể bảo hộ quyền đối với phần mềm của mềm hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo các nội dung được Phan Law Vietnam chia sẻ dưới đây.
Bảo hộ phần mềm như thế nào?
Phần mềm là sản phẩm được tạo nên từ trí tuệ con người. Phần mềm được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động thường ngày phục vụ đời sống con người. Về mặt bản chất, phần mềm được viết từ những ngôn ngữ lập trình nhằm mục đích để máy tính có thể hiểu và làm việc theo đúng ý đồ của người viết phần mềm.
Đây được xem là một dạng phổ biến của chương trình máy tính, đồng thời cũng là đối tượng hợp pháp được pháp luật công nhận và bảo hộ dưới hình thức đối tượng của quyền tác giả. Cần lưu ý thêm, phần mềm cần được thể hiện dưới một hình thức cụ thể phù hợp với quy định tại Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.”
Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ phần mềm hợp pháp
Hoạt động đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm được thực hiện tại Cục Bản quyền hoặc các địa điểm tiếp nhận đơn hợp pháp của Cục Bản quyền trên toàn quốc. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả phần mềm yêu cầu các tài liệu cơ bản sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu quy định
- Bản sao định hình phần mềm cần bảo hộ: Đĩa CD chứa nội dung phần mềm, bản in phần mềm máy tính
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu phần mềm thuộc sở hữu chung
- Bản tuyên bố và cam kết của tác giả viết phần mềm
- Các tài liệu liên quan khác đối với quyền sở hữu phần mềm
Các quyền độc quyền khi đăng ký bảo hộ phần mềm thành công
Quyền tác giả đối với phần mềm được áp dụng dựa trên hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, theo đó:
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu sẽ được hưởng những quyền nhân thân bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Chủ sở hữu phần mềm (không phải tác giả) sở hữu các quyền: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
- Trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu của phần mềm sẽ sở hữu toàn bộ các quyền nêu trên.