Có bao nhiêu cách bảo hộ bản quyền tác giả?
Mục lục
Bảo hộ bản quyền tác giả là nhu cầu chung của chủ sở hữu, tác giả tác phẩm. Hoạt động bảo hộ bản quyền là một trong những hoạt động pháp lý được pháp luật sở hữu trí tuệ quy định, hướng dẫn và điều chỉnh. Để tìm hiểu kỹ hơn về các quy định pháp lý hiện hành đối với vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo trực tiếp nội dung bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam.
Bảo hộ bản quyền tác giả rất quan trọng
Bảo hộ bản quyền tác giả hay chính xác hơn là bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm mà bạn sáng tác, sở hữu. Các quyền tác giả này sẽ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, đại diện cho giá trị tinh thần và giá trị thương mại của mỗi tác phẩm.
Cơ chế phát sinh quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền được phát sinh trên cơ chế tự động. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Lợi ích của hoạt động đăng ký bảo hộ bản quyền
Việc đăng ký bảo hộ bản quyền là một trong những phương pháp tối ưu nhất để pháp luật có thể ghi nhận lại quyền tác giả mà bạn đang sở hữu, từ đó can thiệp bảo hộ khi có yêu cầu.
Thứ hai, hoạt động bảo hộ bản quyền giúp bạn công khai toàn diện đối với tác phẩm mình sở hữu, từ đó mang lại niềm tin cho người xem, và khẳng định giá trị của tác phẩm.
Thứ ba, tạo dựng căn cứ pháp lý vững chắc để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Việc đăng ký bản quyền giúp bạn sở hữu giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hợp pháp, đây là tài liệu vô cùng quan trọng chứng minh về quyền sở hữu tác phẩm. Bạn có thể an tâm khai thác, sử dụng tác phẩm cũng như cho phép các cá nhân, tổ chức khác sử dụng mà không cần lo lắng về vấn đề bị xâm phạm bản quyền.
Các cách đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả
Thủ tục đăng ký quyền tác giả cần được thực hiện với Cục Bản quyền. Bạn có thể chuẩn bị hồ sơ và trực tiếp nộp địa chỉ chính của Cục Bản quyền tại Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội. Ngoài ra, bạn cũng có thể nộp hồ sơ đến một trong hai văn phòng đại diện Cục Bản quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Trong trường hợp ở các địa điểm trên, bạn hãy tham khảo cách đăng ký bản quyền trực tuyến hoặc nộp hồ sơ thông qua đại diện sở hữu trí tuệ Phan Law Vietnam.
Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền không quá phức tạp, bạn chỉ cần chuẩn bị đủ các tài liệu được yêu cầu tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả
Đối với quyền tác giả mà minh đang sở hữu, dù đã thực hiện thủ tục đăng ký hay chưa đăng ký, bạn đều có thể áp dụng những biện pháp bảo hộ bản quyền mà pháp luật hướng dẫn, bao gồm:
- Tự bảo vệ quyền tác giả
- Bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp hành chính
- Bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự
- Bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp hình sự