Cách làm thủ tục ly hôn với người nước người
Mục lục
Cách làm thủ tục ly hôn với người nước người diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn chi tiết cho các bạn hồ sơ cũng như cách làm thủ tục ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương với người nước ngoài. Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Hồ sơ ly hôn người nước người gồm những gì?
Để ly hôn người nước người thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn ly hôn đơn phương hoặc đơn ly hôn thuận tình với người nước ngoài;
- Bản sao y GCN đăng ký kết hôn;
- Bảo sao y CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của vợ, chồng;
- Bảo sao y Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng; sổ tạm trú; thẻ tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
- Bảo sao y Giấy khai sinh của các con;
- Giấy tờ chứng minh tài sản chung, nợ chung;
- Khi vợ hoặc chồng đã xuất cảnh ra nước ngoài mà không xác định được địa chỉ tại nước ngoài thì phải có giấy xác nhận đã xuất cảnh của địa phương.
2. Cách làm thủ tục ly hôn thuận tình người nước ngoài
Quy trình ly hôn thuận tình người nước ngoài như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Tòa án có thẩm quyền
Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như trên và nộp cho Tòa án có thẩm quyền để giải quyết, cụ thể như sau:
- Thẩm quyền theo cấp: Thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh. Nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án cấp huyện;
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Tòa án nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Nhận và xử lý đơn yêu cầu
Sau khi nhận đơn, Tòa sẽ xem xét:
- Trả lại đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ: Khi đơn ly hôn chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Thụ lý đơn yêu cầu: Khi hồ sơ đầy đủ và người yêu cầu đã nộp lệ phí.
Bước 3: Chuẩn bị xét đơn ly hôn
Trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, trách nhiệm cấp dưỡng… Nếu hòa giải thành công thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết ly hôn.
Bước 4: Phiên họp sơ thẩm
Khi hòa giải không thành thì Thẩm phán mở phiên họp và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Hai bên tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc nuôi dưỡng con;
- Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi của vợ, con.
- Khi hòa giải không thành và hai bên không thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi dưỡng con thì Tòa án đình chỉ giải quyết ly hôn, chia tài sản, nuôi con. Và không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án.
Lưu ý: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
3. Cách làm thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài
Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài được diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Tòa án có thẩm quyền
Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như trên và nộp cho Tòa án có thẩm quyền để giải quyết, cụ thể như sau:
- Thẩm quyền theo cấp: Thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh. Nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án cấp huyện;
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Các bên có thỏa thuận thì thẩm quyền thuộc về Tòa án theo sự lựa chọn các bên. Nếu hai không có thỏa thuận thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết. Khi nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng giải quyết. Đối với trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.
Bước 2: Nhận và xử lý đơn khởi kiện
Sau khi nhận đơn ly hôn, Tòa sẽ xem xét và tùy trường hợp sẽ trả lại đơn; yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ; thụ lý đơn khởi kiện.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Tòa án tiến hành tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu hòa giải thành thì lập biên bản hòa giải thành. Ngược lại, nếu hòa giải không thành mà vụ án không thuộc các trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 4: Phiên tòa xét xử sơ thẩm
Tòa án sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm và ban hành bản án ly hôn khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Bước 5: Kháng cáo, kháng nghị
Bản án ly hôn có thể bị kháng cáo, kháng nghị để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.