Cách đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích năm 2021
Mục lục
Giải pháp hữu ích là một trong các loại hình sáng chế quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp vào quá trình nghiên cứu, sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh. Việc bảo hộ giải pháp hữu ích là thủ tục không bỏ qua để chủ sở hữu các giải pháp hữu ích có thể yên tâm áp dụng, khai thác tài sản sở hữu công nghiệp của mình. Thủ tục bảo hộ cho giải pháp hữu ích được pháp luật quy định và hướng dẫn chi tiết.
Giải pháp hữu ích là sáng chế như thế nào?
Theo định nghĩa tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Giải pháp hữu ích cũng là một loại hình sáng chế và có định nghĩa tương tự như sáng chế. Tuy nhiên, nếu sáng chế yêu cầu đáp ứng ba yếu tố: Có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp; thì giải pháp hữu ích chỉ yêu cầu hai yếu tố chủ đạo:
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Xác định hai điều kiện bắt buộc để được bảo hộ giải pháp hữu ích
Để tiến hành thủ tục bảo hộ giải pháp hữu ích hiệu quả, bạn cần kiểm tra trước xem giải pháp của mình đã đảm bảo đáp ứng hai yếu tố điều kiện bắt buộc hay chưa.
Điều kiện 1: Có tính mới
Giải pháp hữu ích được xem là có tính mới nếu khác biệt đáng kể với các giải pháp hữu ích khác đã được công bố, bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
Cần lưu ý, nếu giải pháp của bạn chỉ khác biệt về đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể thì không được xem là có khác biệt đáng kể.
Điều kiện 2: Có khả năng áp dụng công nghiệp
Đây là điều kiện chung để được bảo hộ với giải pháp hữu ích hay bảo hộ sáng chế. Khả năng này được hướng dẫn tại Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:
“Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.”
Hướng dẫn hồ sơ đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích
Sau khi xác định giải pháp hữu ích của mình đáp ứng đủ các điều kiện trên, bạn có thể tiếp tục chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích bao gồm:
- Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
- Bản mô tả giải pháp hữu ích bao gồm các nội dung: Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có);
- Bản tóm tắt giải pháp hữu ích. Lưu ý bản tóm tắt không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Mỗi bộ hồ sơ bạn chỉ cấp một văn bằng bảo hộ cho giải pháp hữu ích của mình. Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Bộ hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gián tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Nộp trực tiếp hồ sơ giấy đến các địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ;
- Nộp hồ sơ giấy qua đường bưu điện;
- Nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.