Thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế năm 2021
Mục lục
Đăng ký bản quyền sáng chế là một trong những hình thức hiệu quả nhất để bảo vệ tài sản trí tuệ cho các cá nhân, tổ chức. Thực thế, sáng chế thể hiện trí tuệ, công sức mà cá nhân, tổ chức đã bỏ ra và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sáng chế được hiểu như thế nào?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, sáng chế ra đời nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức đăng ký độc quyền sáng chế.
Đăng ký sáng chế là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Đánh giá điều kiện đăng ký sáng chế;
- Tra cứu khả năng đăng ký sáng chế;
- Nộp đơn đăng ký;
- Nhận được kết quả cuối cho việc đăng ký sáng chế.
Điều kiện đăng ký sáng chế theo quy định của pháp luật
Điều kiện đăng ký sáng chế là bất kỳ 1 đối tượng nào muốn đăng ký sở hữu trí tuệ cũng phải đáp ứng được điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp Luật Việt Nam. Trong các điều kiện bảo hộ sở hữu trí tuệ, điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế là một trong những điều kiện khó nhất. Cụ thể như sau:
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Trường hợp không đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ sáng chế, chủ đơn đăng ký có thể đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đối tượng đăng ký có thể đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Không phải là hiểu biết thông thường;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký bản quyền sáng chế
Hồ sơ đăng ký bản quyền sáng chế gồm những tài liệu sau:
- Tờ khai (đơn) đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu chung – 02 bản được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền;
- Bản mô tả sáng chế bao gồm 03 phần: Phần mô tả; Yêu cầu bảo hộ sáng chế; Hình vẽ/sơ đồ (nếu có);
- Bản tóm tắt sáng chế đăng ký;
- Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế.
Ngoài tài liệu trên, trường hợp chủ đơn sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của tổ chức dịch vụ sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đăng ký.
Thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế
Thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế gồm những bước sau:
Tra cứu khả năng bảo hộ sáng chế
Quý khách hàng nên tra cứu sáng chế của mình trước khi nộp đơn. Kết quả tra cứu sẽ giúp khách hàng xác định được liệu sáng chế dự định đăng ký hoặc dự định sử dụng có khả năng đăng ký và có xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không.
Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký sáng chế
Sau khi có kết quả tra cứu sáng chế, chủ đơn đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế để nộp đơn đăng ký sáng chế. Hồ sơ đăng ký sáng chế đã được chúng tôi tư vấn chi tiết trong bài viết.
Nộp đơn đăng ký tới Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký sáng chế, quý khách hàng nên sớm nộp đơn đăng ký để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng, do đó, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên trước.
Thẩm định đơn đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ
Đơn đăng ký sáng chế sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn trước khi được Cục sở hữu trí tuệ đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.
Nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Đơn đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.
Duy trì văn bằng bảo hộ sáng chế
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, hàng nằm chủ sở hữu sáng chế sẽ phải nộp phí duy trì sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp vì lý do nào đó mà phí duy trì không được nộp, văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ chấm dứt hiệu lực.