Giải pháp hữu ích có phải là sáng chế không?
Bên cạnh khái niệm sáng chế, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì còn có một khái niệm khác là “giải pháp hữu ích”. Giải pháp hữu ích cũng chính là một sáng chế nhưng ở một trình độ thấp hơn và điều kiện yêu cầu bảo hộ cũng đơn giản hơn.
Hiện nay, một sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền. Giải pháp hữu ích được bảo hộ dưới dạng bằng độc quyền. Tuy nhiên, so với sáng chế thì yêu cầu điều kiện để cấp bằng của giải pháp hữu ích thấp hơn rất nhiều, chỉ cần đảm bảo tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp và không thuộc đối tượng bị loại trừ.
Pháp luật không bắt buộc một giải pháp hữu ích phải có trình độ sáng tạo. Tức là một giải pháp hữu ích không cần thiết phải là một bước tiến sáng tạo mà chỉ cần chứa đựng một sự cải tiến được tạo ra dựa trên sự suy luận của người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kĩ thuật tương ứng.
Cũng giống như sáng chế, giải pháp hữu ích phải có khả năng thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình và thu được kết quả ổn định.
Vì không yêu cầu sự sáng tạo cao nên bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có giá trị trong vòng 10 năm và không được gia hạn.