Các biện pháp được sử dụng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Mục lục
Hiện nay, vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra ngày càng nhiều và vô cùng tinh vi, gây tổn hại tới lợi ích của chủ sở hữu. Để thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhà nước đã quy định các biện pháp để chủ sở hữu tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình cũng như sự can thiệp của cơ quan quyền lực nhà nước. Dù quyền sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng nào (quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, cây trồng) cũng được pháp luật bảo hộ.
1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu như thế nào?
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là việc chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức hợp pháp để bảo vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ, chống lại mọi hành vi vi phạm. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không những ngăn ngừa hành vi xâm phạm mà còn xử lý hành vi xâm phạm đang diễn ra. Chủ sở hữu có thể tự áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo vệ quyền lợi hoặc nhờ cơ quan chức năng can thiệp xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm.
2. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn phương thức để xử lý, đó là:
Phương thức 1: Chủ sở hữu tự bảo vệ quyền lợi
Có thể áp dụng các biện pháp sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa xâm phạm;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định;
- Nộp đơn khởi kiện ra cơ quan tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Phương thức 2: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ
Trường hợp 1: Biện pháp dân sự
Được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ sở hữu sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Khi đó, cơ quan tòa án áp dụng những biện pháp dưới đây:
- Phải chấm dứt ngay hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Xin lỗi, cải chính công khai;
- Thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh.
Trường hợp 2: Biện pháp hành chính
Khi có yêu cầu từ chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc chủ thể phát hiện ra hành vi xâm phạm. Những hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ có thể là:
- Gây ra thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
- Vận chuyển, sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng giả mạo hoặc giao cho chủ thể khác thực hiện;
- Vận chuyển, sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, buôn bán tem hoặc sản phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho chủ thể khác thực hiện.
Trường hợp 3: Biện pháp hình sự
Được áp dụng để xử lý những hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, như: tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;…
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý
Văn phòng đăng ký bản quyền tự tin là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ uy tín và tốt nhất hiện nay. Tại đây, mọi thắc mắc hoặc khó khăn liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi đều có thể dễ dàng tư vấn và hỗ trợ giải quyết, như: tư vấn hồ sơ đăng ký, thủ tục đăng ký, các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm,… Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline, email hoặc đến trực tiếp tại Văn phòng. Khi sử dụng dịch vụ tại Văn phòng đăng ký bản quyền, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng dịch vụ cũng như kết quả đem lại.