Báo cáo tài chính doanh nghiệp mới thành lập
Mục lục
1. Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là một hoạt động, một tài liệu dùng để cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, tài chính, luồng tiền luân chuyển trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý của doanh nghiệp, nhà nước và là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp cần phải có những thông tin sau: Vốn hiện có, tài sản của doanh nghiệp, các khoản nợ doanh nghiệp phải trả, doanh thu, chi phí sản xuất vận hành, các khoản lời lỗ của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp mới thành lập được quy định trong thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh nghiệp cần thực đúng và đủ theo những điều khoản đã quy định trong thông tư, trong đó có những điều về báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp khác nhau, hồ sơ báo cáo tài chính…
2. Phân loại báo cáo tài chính
Khi lập báo cáo tài chính, báo cáo tài chính doanh nghiệp mới thành lập, bạn cần phải tìm hiểu xem doanh nghiệp mình thuộc loại hình nào, cần phải có những báo cáo nào theo quy định để soạn thảo báo cáo tài chính nộp cho Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê sao cho chính xác thủ tục.
Nếu phân chia theo loại hình công ty thì báo cáo tài chính được chia ra làm 2 loại:
- Báo cáo tài chính tổng hợp (hợp nhất): Thường được áp dụng cho các tập đoàn, các công ty mẹ có công ty con nhằm mục đích tổng kết lại báo cáo cho toàn doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính riêng lẻ: Áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động đơn lẻ.
Nếu phân chia theo mẫu báo cáo phải nộp cho nhà nước thì có 2 loại:
– Báo cáo bắt buộc phải nộp:
- Báo cáo tình hình tài chính: Bản kê khai tài sản cố định, ngắn hạn, cổ phiếu, vốn dự trữ… mà doanh nghiệp đang sở hữu; các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn…
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Bản ghi nhận tình hình tài chính của doanh nghiệp, cụ thể như cân bằng thu chi, mức thu nhập, mức lời lỗ…
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Cần nêu rõ những đặc điểm của công ty, năm kế toán, chế độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng cùng các thông tin đặc biệt quan trọng khác.
– Báo cáo không bắt buộc nhưng khuyến khích doanh nghiệp lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Xem thêm: Tìm hiểu thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?
3. Doanh nghiệp mới thành lập có cần phải lập báo cáo tài chính?
Đối với các doanh nghiệp thành lập trước 1/10: Luật Kế toán số 03/2003/QH11 tại Điều 13 quy định về kỳ kế toán như sau:
Nếu kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng nhỏ hơn 90 ngày thì được phép cộng với 1 kỳ kế toán của năm tiếp theo hoặc năm trước đó và được gộp thành chung 1 kỳ kế toán.
Trong trường hợp doanh nghiệp thành lập trước 1/10, có nghĩa là còn ít nhất 90 ngày nữa mới kết thúc kỳ kế toán trong năm hiện tại, chính vì lý do này mà doanh nghiệp mới thành lập không được phép gộp báo cáo tài chính với năm sau.
Đối với doanh nghiệp thành lập sau 1/10: Điều này có nghĩa là doanh nghiệp còn nhiều nhất 90 ngày mới kết thúc kỳ kế toán trong năm hiện tại. Vì thế doanh nghiệp mới thành lập được phép gộp báo cáo tài chính với năm sau đó.
4. Báo cáo tài chính doanh nghiệp mới thành lập nộp khi nào?
Những doanh nghiệp không có vốn đầu tư của nhà nước thường sẽ nộp báo cáo tài chính thường niên vào đầu năm và hạn chót là 30/3 hằng năm. Lưu ý, đối với các doanh nghiệp được gộp báo cáo tài chính thì cần phải làm quyết toán thuế TNDN và Công văn xin gộp BCTC trước thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm xin gộp.
5. Mức xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp vi phạm quy định nộp báo cáo tài chính có thể bị phạt như sau:
“4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.”
6. Có thể xem báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ở đâu?
Hiện tại bạn có thể tra cứu và xem báo cáo tài chính của các công ty đại chúng theo quy định của pháp luật. Ủy ban chứng khoán nhà nước công bố công khai thông tin báo cáo tài chính của các công ty đại chúng thông qua hệ thống website: http://congbothongtin.ssc.gov.vn/.
7. Dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp của Phan Law Vietnam
Phan Law Vietnam là đơn vị hỗ trợ thành lập doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi không chỉ là đối tác pháp lý mà còn là người bạn đồng hành giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn trong quá trình hoạt động.