Hoạt động đăng ký nhãn hiệu độc quyền năm 2021
Mục lục
Đăng ký nhãn hiệu thương hiệu luôn là hoạt động cần được thực hiện đầu tiên trong tiến trình bảo hộ thương hiệu trên thị trường. Để nhãn hiệu thương hiệu được công nhận bảo hộ, hồ sơ đăng ký của bạn sẽ phải trải qua rất nhiều bước kiểm duyệt khác nhau từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tìm hiểu kỹ hơn về cách thực đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2021 ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Đăng ký nhãn hiệu thật sự cần thiết
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính bắt buộc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của mình. Nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp quan trọng, mang giá trị thương mại cũng như giá trị tinh thần to lớn đối với mỗi chủ sở hữu.
Nhãn hiệu được định nghĩa tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành là: “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”. Khi hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bạn sẽ nhận được các quyền sau:
- Độc quyền sở hữu, sử dụng, khai thác nhãn hiệu
- Cho phép cá nhân, tổ chức bất kỳ sử dụng một, một số hoặc toàn bộ quyền độc quyền nhãn hiệu
- Áp dụng các biện pháp tự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để ngăn chặn các hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu
- Yêu cầu pháp luật can thiệp, bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình
- Nâng cao giá trị thương hiệu, khẳng định và phát triển thương hiệu ở thị trường trong nước, quốc tế.
2. Các phương thức đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Pháp luật hướng dẫn rất nhiều cách khác nhau để có thể bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên dù thực hiện dưới bất kỳ phương thức nào, bạn cũng cần chuyển được hồ sơ đăng ký của mình đến đúng địa điểm tiếp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ để được tiếp nhận và xét duyệt quyền.
2.1. Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp, vì vậy hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu cũng cần đáp ứng được các tài liệu chung được quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.”
2.2. Cách nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Để được xét duyệt, thẩm định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký của mình thông qua một trong các cách dưới đây:
- Nộp trực tiếp đến các địa điểm tiếp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Hiện tại, Cục tiếp nhận đơn tại Trụ sở chính ở Hà Nội cùng hai văn phòng đại diện được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
- Thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu trực tuyến thông qua Hệ thống tiếp nhận đơn điện tử về bảo hộ quyền Sở hữu Công nghiệp của Bộ Khoa học và Công nghệ – Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam làm chủ quản.
- Gửi hồ sơ qua đường bưu chính
- Thực hiện thủ tục thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp Phan Law Vietnam
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền, bạn bắt đầu có thể thực hiện các hoạt động khai thác giá trị nhãn hiệu, cũng như áp dụng những biện pháp pháp lý nhằm bảo hộ tuyệt đối quyền sở hữu của mình đối với loại tài sản đặc biệt này. Để được hỗ trợ tốt nhất về nhãn hiệu cũng như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.