Kết hôn đồng giới được không?
Mục lục
Đồng giới không phải là một loại bệnh, mà là xu hướng tình dục, xu hướng tình yêu, bị chi phối bởi tâm lý và cấu tạo sinh lý của cơ thể con người mà họ không thể lựa chọn khác được. Vậy kết hôn đồng giới có được pháp luật Việt Nam chấp nhận không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đồng giới. Hiểu rõ nhiều đó, hôm nay Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chủ này cho các bạn.
1. Quan điểm về kết hôn đồng giới ngày nay?
Hiện nay, kết hôn đồng giới đã không còn là vấn đề quá xa lạ trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, việc công nhân việc kết hôn đồng giới vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Có hai luồng quan điểm về chủ đề này, cụ thể như sau:
- Nhóm ủng hộ: Cho rằng việc hợp pháp hóa mối hôn nhân đồng giới là để đảm bảo nhân quyền, sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục và giảm thiểu được sự phân biệt trong đối xử của cộng đồng xã hội. Khi đó, con của những cặp đôi đồng tính sẽ được bảo vệ nhiều hơn, hạn chế những tiêu cực khi các cặp đồng tính có tình trạng hôn nhân hợp pháp. Họ coi bình đẳng hôn nhân là mục tiêu sau khi đã giành được quyền bình đẳng của người da màu, của phụ nữ và các tôn giáo;
- Nhóm phản đối: Cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới có những khiếm khuyết, như trẻ em được nuôi dạy bởi các cặp đồng tính sẽ dễ bị những tổn thương về mặt tâm lý và những lệch lạc trong hành vi, hôn nhân giữa các cặp đồng tính thường không được bền vững, thúc đẩy tình trạng làm cha, làm mẹ đơn thân, không có khả năng duy trì nòi giống,….
2. Quy định về kết hôn đồng giới hiện nay?
Trước kia, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định việc kết hôn đồng giới (giữa nam với nam, giữa nữ với nữ) sẽ bị cấm. Hiện nay, kể từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực, tức là từ ngày 1/1/2015 Quốc hội đã bỏ điều cấm kết hôn đồng giới và thay bằng “không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Không thừa nhận quan hệ hôn nhân đồng giới, có nghĩa rằng pháp luật không cho phép những người đồng giới thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như không được coi như vợ – chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.
Như vậy, pháp luật của Việt Nam không cấm nhưng cũng không thừa nhận quan hệ hôn nhân đồng giới. Người đồng giới có thể tự tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng không được pháp luật của Việt Nam coi như vợ chồng. Đây được xem là cái nhìn nhận tích cực hơn về quyền kết hôn, bình đẳng của người đồng giới và các cặp đôi cùng giới. Về mặt pháp lý, cuộc hôn nhân đồng giới sẽ không được pháp luật bảo vệ trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Cụ thể như sau:
- Về quan hệ nhân thân của người đồng giới: Quan hệ giữa họ không được gọi là quan hệ vợ chồng cho nên sẽ không được cấp Giấy đăng ký kết hôn, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa người vợ và người chồng;
- Về quan hệ tài sản của người đồng giới: Giữa họ không có “chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân”. Nếu giữa hai người có phát sinh tranh chấp thì tài sản giữa họ sẽ được giải quyết theo pháp luật dân sự.
3. Dịch vụ tư vấn kết hôn đồng giới gồm những nội dung gì?
Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý có chuyên môn, kỹ năng và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, chúng tôi tự tin là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý tốt nhất hiện nay. Không chỉ tư vấn trực tiếp tại Văn phòng đăng ký bản quyền mà chúng tôi còn tư vấn qua điện thoại và email xoay quanh các vấn đề pháp lý hôn nhân đồng giới như:
- Giúp Quý khách hàng hiểu rõ bản chất của hôn nhân đồng giới;
- Quy định hiện tại về kết hôn đồng giới;
- Tư vấn thực trạng cũng như quy định của các nước trên thế giới về hôn nhân giữa những người đồng tính;
- Tư vấn thực trạng cũng như xu thế công nhận kết hôn đồng giới tại Việt Nam trong tương lai;
- Tư vấn những quyền lợi (nhân thân, tài sản) khi kết hôn đồng giới không được chấp nhận,…