Đăng ký giải pháp hữu ích và sáng chế có khác nhau?
Mục lục
Giải pháp hữu ích thực tế là một loại sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy việc đăng ký giải pháp hữu ích và sáng chế có những gì khác biệt? Tại sau pháp luật lại chia bảo hộ đối tượng sáng chế thành hai phân loại khác nhau như vậy? Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Sáng chế và giải pháp hữu ích là gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hay quy trình, được sáng tạo ra để giải quyết một (hoặc nhiều) vấn đề xác định dựa trên các quy luật tự nhiên. Sáng chế được pháp luật bảo hộ dưới hai hình thức:
- Bằng độc quyền sáng chế;
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Sở dĩ có sự phân chia như vậy vì quá trình sáng tạo sáng chế vô cùng khó khăn. Chủ sở hữu cần đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc, chất xám để có thể sáng tạo ra đối tượng này. Vì vậy, trong trường hợp một sáng chế được sáng tạo ra tuy chưa đủ đáp ứng điều kiện chuẩn nhưng vẫn sẽ được xem xét để bảo hộ nếu đạt được các yếu tố đi kèm. Vì vậy, việc đăng ký giải pháp hữu ích hay đăng ký sáng chế về cơ bản có thủ tục như nhau.
Điều kiện để bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích
Để đăng ký giải pháp hữu ích hay sáng chế, trước hết đối tượng này cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn mà pháp luật đã đề ra.
Điều kiện chung để được bảo hộ sáng chế
Theo quy định tại điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, điều kiện chung để sáng chế được bảo hộ là:
“1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
“Có trình độ sáng tạo” là điều kiện như thế nào?
Có thể thấy, giữa sáng chế và giải pháp hữu ích chỉ cách nhau ở điều kiện “Có trình độ sáng tạo”. Theo hướng dẫn tại Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, trình độ sáng tạo của sáng chế được hiểu là:
“1. Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
2. Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.”
Hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích và đăng ký sáng chế
Sáng chế hay giải pháp hữu ích đều là đối tượng sở hữu công nghiệp. Hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích hoặc sáng chế đều được áp dụng tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.”
Đối với thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích/sáng chế, bạn cần lưu ý phải có: Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn có thể nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ để được xét duyệt.