Tiến hành cách đăng ký bản quyền sản phẩm hiệu quả nhất năm 2021!
Mục lục
Có rất nhiều cách khác nhau để đăng ký bản quyền sản phẩm theo đúng quy định pháp luật sở hữu trí tuệ mới nhất năm 2021. Để lựa chọn được phương pháp đăng ký bảo hộ hiệu quả và phù hợp nhất với nhu cầu thực tế của mình, bạn cần nắm được các đặc điểm chính của những cách tiến hành thủ tục bảo hộ bản quyền. Cùng tham khảo ngay các thông tin pháp lý hiện hành về vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Các cách đăng ký bản quyền sản phẩm
Đăng ký bản quyền sản phẩm không còn là thủ tục quá xa lạ trong xã hội hiện tại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”.
Tuy đây không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng đại đa số chủ sở hữu đều tìm cách đăng ký bản quyền sản phẩm để bảo vệ toàn diện hơn quyền tác giả mà mình đang sở hữu.
Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm cần được thực hiện với Cục Bản quyền Việt Nam. Ngoài cách thức trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký bản quyền, bạn cũng có thể tiến hành thủ tục này thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến, hoặc làm thủ tục thông qua các đại diện sở hữu trí tuệ hợp pháp như Phan Law Vietnam.
Đăng ký bản quyền trực tiếp
Cách đăng ký bản quyền trực tiếp được hiểu là việc nộp hồ sơ trực tiếp đến địa điểm tiếp nhận đơn hợp lệ của Cục Bản quyền. Cách này được sử dụng thường xuyên đối với các chủ thể đăng ký có địa chỉ tại những thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng vì Cục Bản quyền có các điểm tiếp nhận đơn tại ba thành phố này, cụ thể:
- Hà Nội: Trụ sở chính Cục Bản quyền – Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã
- Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện miền Nam – Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3
- Đà Nẵng: Văn phòng đại diện miền Trung và Tây nguyên – Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu.
Cách đăng ký bản quyền sản phẩm gián tiếp
Đối với trường hợp chủ thế cần được bảo hộ ở xa so với ba địa chỉ trên, pháp luật vẫn hỗ trợ các phương thức đăng ký gián tiếp khác để giúp mọi người đều có thể tiếp cận được thủ tục này.
Đăng ký bản quyền sản phẩm trực tuyến
Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp công cụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính cấp độ 3 và 4 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, trong đó bao gồm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm.
Để thao tác trên hệ thống, bạn phải đăng ký tài khoản truy cập hệ thống. Bạn có thể lựa chọn đăng ký dưới hình thức cá nhân hoặc tổ chức. Đồng thời, cần chuẩn bị các tài liệu sau dưới dạng file để tải lên hệ thống khi nộp đơn trực tuyến:
- Bản sao Chứng minh nhân dân / Bản sao Hộ chiếu của tác giả
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả
- Quyết định giao việc/Xác nhận giao việc (nếu có)
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
- Giấy cam đoan
Khi truy cập vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến, bạn chỉ cần lựa chọn đúng thủ tục “Cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả” bấm vào nộp hồ sơ, điền và đăng tải đầy đủ các thông tin hệ thống yêu cầu để có thể hoàn tất thủ tục.
Đăng ký bản quyền với đại diện sở hữu trí tuệ
Đại diện sở hữu trí tuệ là cá nhân hoặc tổ chức đạt đủ tiêu chuẩn pháp luật, được cấp phép hoạt động dịch vụ hỗ trợ về vấn đề sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền của Phan Law Vietnam, bạn có thể yên tâm rằng thủ tục bảo hộ sẽ diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Bạn không cần nộp hồ sơ hoặc làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tất cả các thủ tục sẽ được Phan Law Vietnam thay mặt thực hiện.