Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp giống và khác nhau như thế nào?
Mục lục
Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp là các quyền chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn nhầm lẫn hai quyền này với nhau. Vì vậy, trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ sự giống và khác nhau giữa hai quyền này.
1. Quyền tác giả là gì? Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Theo đó hai loại quyền này được định nghĩa như sau:
- Quyền tác giả là quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (theo khoản 2 Điều 4 Luật này).
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (khoản 4 Điều 4 Luật này).
2. Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp có gì giống nhau?
Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có các điểm giống nhau dưới đây:
- Đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Đều cùng bảo vệ thành quả sáng tạo;
- Được pháp luật bảo hộ nghiêm ngặt;
- Nếu vi phạm quy định pháp luật hoặc đạo đức thì sẽ không được bảo hộ.
3. Sự khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
Sự khác nhau giữa hai loại quyền này được thể hiện thông qua các tiêu chí sau đây:
3.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh
- Quyền tác giả được quy định ở phần thứ 2 của Luật Sở hữu trí tuệ
- Còn quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại phần thứ 3 của Luật Sở hữu trí tuệ
3.2. Đối tượng
- Quyền tác giả: Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Quyền sở hữu công nghiệp: Khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3.3. Căn cứ phát sinh
Quyền tác giả: Được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 cụ thể là kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp: Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022
- Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý: Xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ (đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký)
- Tên thương mại: Xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
- Bí mật kinh doanh: Xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
3.4. Hình thức bảo hộ
- Quyền tác giả: Không bảo hộ quyền tác giả về mặt nội dung mà chỉ bảo hộ hình thức
- Quyền sở hữu công nghiệp: Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín thương mại
3.5. Thời hạn bảo hộ
- Quyền tác giả: Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022.
- Hết cuộc đời tác giả.
- 50, 60, 70 năm sau khi tác giả qua đời.
- Vô thời hạn một số quyền nhân thân: Đặt tên, đứng tên, nêu tên thật…
- Không được gia hạn.
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022
- Nhãn hiệu: 10 năm.
- Sáng chế: 20 năm.
- Kiểu dáng công nghiệp: 05 năm.
- Có thể gia hạn trừ chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn.
3.6. Nội dung bảo hộ
- Quyền tác giả: Quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại Điều 19 và 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022.
- Quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: Quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022. Còn bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý: quyền tài sản.
3.7. Giới hạn bảo hộ
Quyền tác giả:
Trên lãnh thổ Việt Nam, các nước thuộc Công ướng Bern.
Bảo hộ trước việc sao chép trái phép, quyền nhân thân, tài sản của tác phẩm.
Hết thời gian bảo hộ, bản quyền thuộc về công chúng, được sử dụng, khai thác tự do, không mất phí, không phải xin phép.
Quyền sở hữu công nghiệp:
Nội dung như ý tưởng, uy tín thương mại đã đăng ký theo văn bằng bảo hộ.
Trên lãnh thổ Việt Nam.
3.8. Tính bắt buộc của việc đăng ký
- Quyền tác giả không bắt buộc nên không cần văn bằng bảo hộ.
- Còn quyền sở hữu công nghiệp thì một số đối tượng không cần cấp văn bằng như bí mật kinh doanh và tên thương mại. Còn sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu thì cần phải có văn bằng bảo hộ tức là phải đăng ký.
3.9. Thẩm định
- Quyền tác giả: Thẩm định hình thức
- Quyền sở hữu công nghiệp: Thẩm định cả hình thức và nội dung.