Cách chia thừa kế đúng quy định pháp luật
Mục lục
Chia tài sản thừa kế là một nội dung có trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự Việt Nam. Bộ luật này ra đời đã giúp cho việc phân chia di sản diễn ra một cách công bằng nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách chia thừa kế theo đúng quy định pháp luật, cách chia thừa kế theo bản di chúc và cách chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Mong rằng, bài chia sẻ của Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ hữu ích và hỗ trợ được cho các bạn.
Cách chia thừa kế đúng pháp luật hiện nay?
Để có được cách chia thừa kế đúng pháp luật, cần xác định những vấn đề sau đây để phân chia tài sản:
Thứ nhất,xác định hình thức thừa kế
Bước đầu tiên cần xác định khi thực hiện chia di sản thừa kế đó là xác định rõ hình thức thừa kế là thừa kế theo luật hay thừa kế theo di chúc. Nếu là thừa kế theo di chúc thì phải xác định di chúc đó có hợp pháp hay không? Có đảm bảo có giá trị hiệu lực hay là không? Nếu không có bản di chúc của người mất để lại hoặc di chúc không có giá trị hiệu lực hoặc có người bị truất, không được hưởng, từ chối hưởng di sản thừa kế thì sẽ chia di sản, phần di sản thừa kế theo hình thức thừa kế theo luật.
Thứ hai, xác định người hưởng di sản thừa kế:
Sau khi xác định xong hình thức chia thừa kế, các bạn cần phải xác định được người hưởng di sản thừa kế là ai?
Nếu hưởng di sản thừa kế thì tuân theo ý chí cuối cùng của người đã mất. Nếu chia di sản theo pháp luật thì cần xác định hàng thừa kế, cụ thể như sau: Xác định người có quyền thừa kế theo quy tắc: Hàng thừa kế thứ nhất – hàng thừa kế thứ hai – hàng thừa kế thứ ba. Chỉ khi nào không còn người thuộc hàng thừa kế trên thì hàng thừa kế sau mới được quyền hưởng thừa kế.
Sau đó, xác định xem ai mới là người được quyền hưởng di sản, ai không được hưởng. Đối với nội dụng này, cần phải làm rõ ai được nhận di sản, ai không được hưởng do bị truất quyền thừa kế, không được người viết di chúc đề cập tới.
Cách chia thừa kế theo bản di chúc hiện nay?
Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí, ý nguyện cuối cùng của bên lập di chúc về việc sử dụng và định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời. Người được hưởng quyền thừa kế tài sản theo di chúc có thể là cá nhân, nhà nước, pháp nhân và các chủ thể khác với tư cách là tổ chức.
Nội dung của di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước, pháp luật, đạo đức, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đối với từng loại di chúc mà có những quy định riêng về mặt thủ tục và hình thức.
Việc phân chia di sản theo bản di chúc được thực hiện theo chí của người lập di chúc, tôn trọng sự định đoạt, quyết định tài sản của người lập di chúc (tham khảo Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2015).
Cách chia thừa kế theo pháp luật?
Việc xác định người thừa kế theo hàng thừa kế dựa trên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, cụ thể như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng; cha/mẹ đẻ, nuôi; con đẻ, nuôi;
- Hàng thừa kế thứ hai: Ông/bà nội, ngoại; anh/chị/em ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là ông/bà nội, ông/bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại; bác/chú/cậu/cô/dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là bác/chú/cậu/cô/dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật, như phân chia bằng nhau, theo thứ tự của hàng thừa kế, phân chia cho những những người nằm trong cùng hàng thừa kế. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng quyền thừa kế tài sản, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.