Tìm hiểu quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ
Mục lục
Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ là hai quyền đang được nhiều sự quan tâm của các chủ thể. Tuy nhiên, có một số người còn chưa hiểu bản chất cũng như đang còn phân vân hai thuật ngữ này là một hay không? Với bài viết dưới đây, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này và đi sâu vào vấn đề hơn. Mong rằng bài chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích và hỗ trợ được cho các bạn.
Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ có phải là một không?
Căn cứ quy định tại Khoản 1, 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 và năm 2019 về khái niệm của quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả như sau:
“1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ không phải là một. Bởi vì:
- Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và những quyền khác;
- Quyền sở hữu trí tuệ có thể đồng thời là quyền tác giả;
- Quyền tác giả không thể trở thành quyền sở hữu trí tuệ được.
So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ?
Để tránh gây ra nhiều hệ lụy khi lầm tưởng quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ là một. Chúng tôi xin đưa ra những đặc điểm so sánh hai quyền này như sau:
Thứ nhất, điểm giống nhau
- Đều bảo hộ những sản phẩm sáng tạo.
- Đều có chủ thể quyền là tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, điểm khác nhau
Về đối tượng được bảo hộ:
- Quyền tác giả: Gồm tác phẩm về nghệ thuật, về văn học, về khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả;
- Quyền sở hữu trí tuệ: Gồm đối tượng quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Thời điểm phát sinh quyền bảo hộ:
- Quyền tác giả: Tự động bảo hộ kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định;
- Quyền sở hữu trí tuệ: Tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ.
Thời hạn bảo hộ:
- Quyền tác giả: Quyền nhân thân gắn liền với tác giả nên sẽ được bảo hộ một cách vô thời hạn, trừ quyền công bố tác phẩm. Quyền tài sản, quyền công bố tác phẩm có thời gian bảo hộ tùy thuộc vào tác phẩm đã được công bố hay chưa? Tác phẩm đã có thông tin tác giả chưa?…; Bên cạnh dó, quyền tác giả không được gia hạn.
- Quyền sở hữu trí tuệ: Thời hạn bảo hộ tương ứng với từng đối tượng. Bên cạnh đó, có thể được gia hạn thêm.
Dịch vụ tư vấn liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ gồm những gì?
Văn phòng đăng ký bản quyền tự tin là một trong những đơn vị tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tốt nhất hiện nay, gồm:
- Tư vấn những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn những ưu, nhược điểm của từng đối tượng được bảo hộ để đưa ra được phương án đăng ký tối ưu nhất;
- Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ, quy trình thực hiện thủ tục đăng ký;
- Tư vấn các biện pháp để bảo vệ tối ưu quyền lợi của bản thân khi có các hành vi xâm phạm quyền;…