Làm sao để đăng ký bản quyền phần mềm hiệu quả
Mục lục
Đăng ký bản quyền phần mềm là việc tác giả, chủ sở hữu phần mềm nộp hồ sơ bảo hộ phần mềm máy tính tại Cục Bản quyền tác giả để được cấp Văn bằng bảo hộ phần mềm. Việc đăng ký bảo hộ sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu độc quyền sử dụng phần mềm máy tính do mình sáng tạo, sở hữu tại Việt Nam; tránh những hành vi xâm phạm bản quyền có thể có trong tương lai.
1. Tìm hiểu bản chất bản quyền phần mềm là gì?
Phần mềm (hay còn gọi là phần mềm máy tính) được viết bằng ngôn ngữ lập trình, khi gắn vào thiết bị máy tính đọc được thì sẽ hướng dẫn máy tính, hệ thống máy tính giải quyết, xử lý những vấn đề đã được lập trình sẵn trước đó. Phần mềm gồm có chương trình máy tính, thư viện và dữ liệu không thể thực thi có mối liên quan mật thiết với nhau, chẳng hạn như tài liệu trực tuyến hoặc phương tiện kỹ thuật số.
Bản quyền phần mềm tự động phát sinh khi phần mềm máy tính được tạo ra và thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định. Tuy nhiên, để bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp thì bạn cần phải đăng ký bảo hộ tại Cục Bản quyền tác giả. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ phần mềm, bạn không cần phải chứng minh bản quyền phần mềm thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ khi có bằng chứng ngược lại. Đồng thời, bạn sẽ dễ dàng áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cũng như yêu cầu nhà nước xử lý hành vi xâm phạm.
2. Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính ra sao?
Quy trình đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính được diễn ra như sau:
Bước 1: Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ
Những giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị để đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính gồm:
- Đơn yêu cầu bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính;
- 02 bản in code phần mềm có đánh số từng trang và dấu giáp lai hoặc chữ ký của chủ sở hữu đăng ký;
- 02 bản đĩa CD chứa nội dung phần mềm máy tính (gồm Code, bản in trang chủ giao diện và chuyên mục phần mềm);
- Giấy uỷ quyền/hợp đồng ủy quyền cho chủ thể khác đại diện đăng ký bảo hộ;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên thì nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Ngược lại, nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
3. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký bản quyền phần mềm
Bạn nên sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm tại Phan Law Vietnam để quá trình được diễn ra thuận lợi và có kết quả như mong muốn. Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ như:
- Được tư vấn và giải đáp những thắc mắc vấn đề pháp lý liên quan đến phần mềm;
- Hỗ trợ Khách hàng soạn thảo giấy tờ và chuẩn bị những giấy tờ liên quan;
- Đại diện Khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký với Cục Bản quyền tác giả;
- Giúp Khách hàng đạt được kết quả như mong muốn mà không mất nhiều thời gian. Bởi người thực hiện là những người có trình độ chuyên môn pháp lý cao, có nhiều kinh nghiệm để xử lý các tình huống phát sinh;
- Được tư vấn các biện pháp tự vệ cũng như đề xuất các biện pháp thích hợp để yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng khi có hành vi xâm phạm quyền.