Quyền lợi có được khi đi đăng ký bản quyền
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Như vậy, việc đi đăng ký bản quyền (quyền tác giả) không phải thủ tục bắt buộc để có quyền tác giả. Vậy đi đăng ký bản quyền có lợi ích gì không?
————————————————————————————————————————————-
Có thể bạn quan tâm
- Quyền lợi có được khi đi đăng ký bản quyền
- Thủ tục đăng ký quyền tác giả
- Bản quyền và quyền tác giả có phải là một
- 5 yếu tố chứng minh sự quan trọng của việc đăng ký quyền tác giả
Thứ nhất, khi đi đăng ký bản quyền, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Mặc dù việc xác lập quyền tác giả, quyền liên quan theo cơ chế tự động, không phụ thuộc vào việc có đăng ký quyền tác, quyền liên quan hay không nhưng khi tác giả, chủ sở quyền tác giả đi đăng ký bản quyền, việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực thi dễ dàng và thuận lợi hơn.
Thứ hai, khi tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì nếu có tranh chấp liên quan xảy ra tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Như vậy, lợi ích khi đăng kí đi đăng ký bản quyền là không phải chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Nếu tác giả, chủ sở hữu không đăng kí quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó. Trong nhiều trường hợp việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có tranh chấp.
Trên thực tế có nhiều tranh chấp vế quyền tác giả vẫn chưa được giải quyết vì tác giả không đăng kí bản quyền và không chứng mình được quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Ví dụ:
Vụ việc tranh chấp quyền tác giả của bài thơ “Tổ quốc gọi tên” giữa bà Nguyễn Phan Quế Mai và ông Ngô Xuân Phúc. Bài thơ “Tổ quốc gọi tên” xuất hiện lần đầu trên báo chí năm 2011 với tên tác giả Nguyễn Phan Quế Mai. Bài thơ được Đinh Trung Cẩn phổ nhạc, trở thành bài hát nổi tiếng. Tác phẩm sau đó được đưa vào tập thơ Tổ quốc gọi tên mình của Nguyễn Phan Quế Mai (Nhà xuất bản Phụ Nữ phát hành tháng 7/2015). Tháng 10/2015, ông Ngô Xuân Phúc (Nghệ An) lên tiếng ông chính là tác giả của bài thơ. Vì bài thơ “Tổ quốc gọi tên” chưa được đăng kí quyền tác giả nên để biết ông Ngô Xuân Phúc hay bà Nguyễn Phan Quế Mai là tác giả thực sự của bài thơ này, ông Phúc và bà Mai phải nêu ra được chứng cứ để chứng minh quyền tác giả đối với bài thơ “Tổ Quốc gọi tên”. Tuy nhiên, việc thu thập chứng cứ trong trường hợp này rất khó và mất thời gian.
Tóm lại, việc đi đăng ký bản quyền tuy không bắt buộc nhưng rất cần thiết và quan trọng để quyền tác giả được bảo vệ tốt hơn. Thủ tục đăng ký quyền tác giả không quá phức tạp và chi phí cho việc đăng ký này cũng rất nhỏ so với lợi ích thực tế mang lại nên để quyền tác giả được bảo vệ tốt hơn; tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên đi đăng ký bản quyền càng sớm càng tốt cho tác phẩm sáng tạo của mình.