Bảo hộ quyền tác giả ở đâu?
Mục lục
Quyền tác giả là gì? Điều kiện bảo hộ quyền tác giả là gì? Đăng ký bảo hộ quyền tác giả ở đâu? Có bắt buộc hay không? Tại sao nên sử dụng dịch vụ bảo hộ quyền tác giả? Cùng chúng tôi làm rõ trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022;
- Các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.
2. Quyền tác giả là gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 giải thích: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Mặt khác, tại khoản 1 Điều 3 của Luật này quy định thì đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
3. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả gồm những gì?
Căn cứ theo các Điều 13, 14, 15 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 có thể xác định các điều kiện để quyền tác giả được bảo hộ bao gồm:
Thứ nhất, về tác phẩm:
- Tác phẩm được tạo ra phải có tính sáng tạo;
- Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định như: truyện, thơ, tác phẩm điện ảnh,… không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Thứ hai, về chủ thể:
- Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu quyền tác giả;
- Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào;
- Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
- Là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Thứ ba, tác phẩm không thuộc vào các trường hợp không được bảo hộ
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ tác giả:
- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.
- Văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
4. Đăng ký bảo hộ quyền tác giả ở đâu?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì để đăng ký quyền tác giả thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải nộp hồ sơ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể là Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng.
Địa chỉ cụ thể như sau:
- Phòng Thông tin Quyền tác giả – Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
5. Tại sao nên sử dụng dịch vụ bảo hộ quyền tác giả?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm và hàng nghìn khách hàng tin tưởng, Phan Law Vietnam đã khẳng định vị thế uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chúng tôi tự hào cung cấp các giải pháp đáng tin cậy giúp quá trình đăng ký quyền tác giả được nhanh chóng.
Đến với chúng tôi, chất lượng dịch vụ tối ưu và chi phí phải chăng luôn là yếu tố được chúng tôi mang đến cho khách hàng. Chúng tôi luôn cân nhắc mức chi phí sao cho phù hợp nhất với khách hàng, đảm bảo tiêu chí vừa chất lượng vừa tiết kiệm.