Có nên đăng ký nhãn hiệu công ty hay không?
Mục lục
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng nhất bảo vệ doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra về nhãn hiệu. Giấy chứng nhận ghi nhận các thông tin quan trọng liên quan đến nhãn hiệu như chủ sở hữu, nhóm ngành bảo hộ, phạm vi bảo hộ, thời gian bảo hộ,… Hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi có nên đăng ký nhãn hiệu công ty hay không qua bài viết dưới đây.
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hay Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một trong những loại văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu của nhãn hiệu, đối tượng, phạm vi và thời gian bảo hộ. Là loại giấy tờ quan trọng trong công tác xác minh được đâu là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu. Có thể xem đây là chứng từ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ tư cách của chủ thể sở hữu đối với nhãn hiệu đã đăng ký. Trên văn bằng bảo hộ sẽ thể hiện:
- Số đăng ký;
- Chủ giấy chứng nhận: Tên, địa chỉ;
- Số đơn;
- Ngày nộp đơn;
- Cấp theo quyết định số;
- Hiệu lực của giấy chứng nhận: Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn;
- Mẫu nhãn hiệu được đăng ký
Mỗi đơn đăng ký yêu cầu cấp giấy chứng nhận chỉ cho một nhãn hiệu nhưng có thể dùng cho một hoặc nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nhau.
Hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Văn bằng bảo hộ hay giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đều có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về thời hạn thì giấy chứng nhận này có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Khác với một số loại văn bằng bảo hộ khác, loại văn bằng này cơ thể thực hiện gia hạn sau khi hết hiệu lực. Để gia hạn thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực và thực hiện thủ tục gia hạn do pháp luật quy định.
Thời gian để gia hạn hiệu lực là 6 tháng trước khi văn bằng hết hiệu lực. Nếu quá thời hạn trên thì sau 6 tháng kể từ ngày hết hạn để tiến hành gia hạn hiệu lực. Lưu ý nếu gia hạn sau khi giấy chứng nhận hết hiệu lực càng trễ thì mức phí người chủ văn bằng phải chịu là càng cao.
Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
Việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được diễn ra khi xảy ra một trong số những trường hợp dưới đây:
- Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định
- Chủ văn bằng không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hợp pháp.
- Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
- Vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Hồ sơ tiến hành đăng ký nhãn hiệu công ty
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị những tài liệu sau
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (theo mẫu): 02 bản;
- Mẫu nhãn hiệu: 4 mẫu; gồm 2 mẫu được dán trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và 2 mẫu đi kèm bên ngoài;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký gồm một trong những giấy tờ sau: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hoặc quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ hoạt động của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Tất cả các văn bản này đều chỉ cần 1 bản photo có xác thực;
- Chứng từ lệ phí xác nhận đã nộp lệ phí đăng ký cho cơ quan có thẩm quyền;
- Giấy ủy quyền nộp đơn: 01 bản;
- Tài liệu khác (nếu có hoặc khi được yêu cầu bổ sung theo sản phẩm cụ thể đăng ký nhãn hiệu).
Nhãn hiệu công ty là tài sản vô hình quan trọng bậc nhất đối với mọi công ty. Vì vậy tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu công ty là hành động đúng đắn và nên có của mỗi doanh nghiệp trong việc chống xâm phạm.