Tư vấn chi tiết thủ tục đăng ký quyền tác giả
Mục lục
Quyền tác giả được bảo hộ tự động khi đáp ứng các yêu cầu do luật định mà không cần phải đăng ký. Tuy nhiên để tránh phát sinh tranh chấp không đáng có, Nhà nước khuyến khích tác giả, chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả trước khi công bố đến công chúng. Trong bài viết này, Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết để thực hiện thủ tục.
1. Hồ sơ đăng ký độc quyền quyền tác giả
Những giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả (phải được thể hiện bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu bản quyền; thời gian hoàn thành tác phẩm; tên tác giả, chủ sở hữu bản quyền; tóm tắt nội dung tác phẩm; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan trách nhiệm đối với thông tin trong tờ khai. Tờ khai đăng ký phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ);
- 02 bản sao tác phẩm dự định đăng ký quyền tác giả;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh bản thân là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, các đồng chủ sở hữu nếu tác phẩm được sáng tạo bởi nhiều tác giả, quyền tác giả thuộc sở hữu chung của nhiều người.
2. Thủ tục đăng ký quyền tác giả mới nhất
Trình tự các bước đăng ký quyền tác giả như sau:
Bước 1: Xác định chính xác loại hình tác phẩm
Pháp luật sở hữu trí tuệ phân chia tác phẩm thành nhiều loại hình khác nhau, đó có thể là tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình; bài giảng, bài phát biểu; tác phẩm báo chí,… Do đó, tùy vào từng tác phẩm mà sẽ được đăng ký dưới hình thức khác nhau.
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ đăng ký bản quyền
Sau khi xác định loại hình tác phẩm sẽ đăng ký, tác giả, chủ sở hữu cần chuẩn bị tài liệu cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký.
Bước 3: Soạn thảo giấy tờ đăng ký
Chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ những giấy tờ đăng ký bảo hộ bản quyền cho tác phẩm như trên.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nộp 01 hồ sơ đăng ký tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả ở Thủ đô Hà Nội. Nếu đăng ký ở các tỉnh miền Nam, miền Trung có thể đăng ký tại văn phòng giao dịch Cục Bản quyền tác giả ở TP HCM, Đà Nẵng để thuận tiện.
Bước 5: Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền tác giả, cán bộ tiếp nhận sẽ thẩm định bộ hồ sơ. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tiếp nhận có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ để được chấp nhận hợp lệ.
Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ bản quyền
Sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu đối với tác phẩm.
3. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Trong suốt quá trình hỗ trợ làm thủ tục đăng ký quyền tác giả cho Khách hàng, Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền luôn:
- Tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký bảo hộ cho phù hợp với yêu cầu của Khách hàng;
- Tư vấn hồ sơ đăng ký, thủ tục, thời gian thực hiện đăng ký bản quyền;
- Hỗ trợ soạn đơn yêu cầu bảo hộ tác phẩm, các giấy tờ liên quan;
- Đại diện Khách hàng nộp hồ sơ; nộp các khoản phí, lệ phí và nhận kết quả;
- Thay mặt Khách hàng theo dõi sát tiến độ giải quyết hồ sơ;
- Tiếp nhận GCN đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả và bàn giao tới Quý Khách hàng;
- Tư vấn xử lý những hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký (nếu có),…