Thủ tục đăng ký bản quyền (quyền tác giả)
Mục lục
Việc vi phạm bản quyền (quyền tác giả) xảy ra ngày càng phổ biến và nhận được sự chú ý của cộng đồng. Hành vi vi phạm bản quyền này không chỉ thu lợi bất hợp pháp mà còn ảnh hưởng đến quyền sở hữu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đó. Cho nên, để ngăn chặn trước khi dẫn đến những tranh chấp không đáng có, các bạn cần nhanh tay thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền để bảo vệ tối đa quyền lợi của bản thân.
1. Bản quyền là gì?
Theo quy định pháp luật, bản quyền hay chính xác hơn là quyền tác giả – Đây là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do bản thân sáng tạo ra hoặc sở hữu. Thông thường, ngay tại thời điểm tác giả sáng tạo ra tác phẩm thì các cá nhân khác không được phép xâm phạm đến các quyền của tác giả về quản lý, sử dụng, khai thác giá trị của tác phẩm nếu chưa được sự đồng ý.
Các cá nhân, tổ chức nắm giữ quyền tác giả được quyền sử dụng cũng như khai thác các lợi ích liên quan của tác phẩm. Do đó mà các văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ cũng bảo vệ cho các quyền lợi cơ bản của họ. Các đối tượng nắm giữ quyền tác giả được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật quốc gia, qua đó nó cũng có giá trị công nhận trên quốc tế và được bảo vệ.
2. Quy trình thủ tục đăng ký bản quyền năm 2023
Về cơ bản, quy trình đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả được diễn ra như sau:
Bước 1: Hồ sơ đăng ký
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bản quyền;
- Hai bản sao y công chứng tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
- Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản chấp thuận của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản chấp thuận của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Lưu ý: Tờ khai đăng ký phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên. Đồng thời ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu bản quyền; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; tóm tắt nội dung tác phẩm; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bước 2: Cách thức thực hiện
Tác giả, chủ sở hữu bản quyền có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho chủ thể khác nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bản quyền tác giả, Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, tại thành phố Đà Nẵng.
Bước 3: Theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả
Sau khi nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả, cán bộ tiếp nhận và xử lý sẽ thẩm định trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong quá trình thẩm định, bạn có thể sẽ bị yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ để được chấp nhận hợp lệ.
Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm cho chủ sở hữu.
3. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục đăng ký bản quyền
Trong suốt quá trình làm thủ tục đăng ký bản quyền cho Khách hàng, chúng tôi luôn thực hiện đầy đủ các công việc, như:
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ, thủ tục, thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bản quyền;
- Tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký bảo hộ bản quyền cho phù hợp với yêu cầu của Khách hàng;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn yêu cầu bảo hộ tác phẩm, các giấy tờ liên quan;
- Đại diện Khách hàng tiến hành nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký bảo hộ bản quyền tác phẩm, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí tại Cục bản quyền tác giả;
- Thay mặt Khách hàng theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ;
- Bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đăng ký theo yêu cầu của cán bộ thụ lý hồ sơ (nếu có);
- Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả sẽ nhanh chóng bàn giao tới Quý Khách hàng;
- Làm đơn khiếu nại quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận (nếu có);
- Tư vấn xử lý những hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký (nếu có).