Tìm hiểu quy định công bố an toàn thực phẩm
Mục lục
Hiện nay, pháp luật quy định rất rõ về yêu cầu công bố an toàn thực phẩm. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký tại Việt nam hoặc là đại diện công ty nước ngoài đưa thực phẩm lưu thông trên thị trường nước Việt Nam đều bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Lý do cần phải công bố an toàn thực phẩm là gì?
Việc công bố an toàn thực phẩm không những giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng mà còn đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, giúp công ty gây dựng uy tín, thương hiệu
Đối với một công ty, việc tạo dựng uy tín, thương hiệu là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành hay bại trong kinh doanh. Công bố an toàn thực phẩm với cơ quan chức nhà nước chính là việc doanh nghiệp khẳng định cho người tiêu dùng thấy được các thực phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng theo quy định. Khi đó các sản phẩm sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng, tạo được niềm tin cũng như độ uy tín cao và dần dần khẳng định được thương hiệu, nhanh chóng chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Thứ hai, tạo lợi thế cạnh tranh
Theo tâm lý chung của người tiêu dùng thì chắc chắn những sản phẩm đã được công bố an toàn chất lượng sẽ được ưu ái hơn so với sản phẩm chưa được công bố. Do đó, thực phẩm đã được công bố sẽ tạo lợi thế trong cạnh tranh, nhanh chóng chiếm được lượng khách hàng lớn để vượt qua các đối thủ.
Thứ ba, góp phần đẩy cao hiệu quả kinh doanh
Khi đã có thương hiệu, có được sự quan tâm cũng như sự tin tưởng từ phía khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ có một lượng khách hàng lớn, doanh số bán hàng ngày càng tăng cao.
Thứ tư, đáp ứng được điều kiện kinh doanh, sản xuất thực phẩm theo đúng quy định của nhà nước
Thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải tiến hành công bố hoặc đăng ký công bố thì mới được phép lưu thông trên thị trường và đủ điều kiện làm thủ tục thông quan (đối với hàng nhập khẩu), điều này giúp doanh nghiệp thông quan nhanh chóng và tránh bị phạt khi cơ quan chức năng kiểm tra.
Giấy tờ cần chuẩn bị để được công bố thực phẩm là gì?
Thành phần hồ sơ để gửi lên cơ quan nhà nước để được công bố thực phẩm bao gồm:
- Bản yêu cầu công bố an toàn thực phẩm (Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP);
- GCN an toàn sức khỏe (Health Certificate) hoặc Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Freesale)- Áp dụng riêng cho thực phẩm nhập khẩu;
- Tài liệu chứng minh về công dụng của những sản phẩm yêu cầu công bố đã được Bộ y tế chấp thuận;
- Giấy chứng nhận GMP;
- Giấy đăng ký kinh doanh;
- Phiếu kết quả kiểm định;
- Bản phiên dịch những giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Thủ tục để được công bố an toàn thực phẩm diễn ra như thế nào?
Các bước công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Cục An toàn thực phẩm
Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm như trên và nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp đến Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế).
Bước 2: Nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố tiêu chuẩn thực phẩm hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Cục An toàn thực phẩm phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung thì phải thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau vòng 90 ngày làm việc, kể từ khi có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.