Cách xác định đăng ký logo ở đâu hiệu quả nhất!
Mục lục
Để biết được nên đăng ký logo ở đâu, bạn cần xác định được nhu cầu bảo hộ logo của mình cụ thể cần được bảo hộ về nội dung hay hình thức thể hiện. Quyền Sở hữu trí tuệ đối với logo được phân làm hai loại là quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu chi tiết về cách thức phát sinh của mỗi loại quyền này với đối tượng logo ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Định nghĩa về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
Trước khi xác định đăng ký logo ở đâu, bạn cần nắm được một số quy định cơ bản về sở hữu trí tuệ đối với đối tượng này. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được định nghĩa như sau:
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Logo trước hết được thể hiện dưới hình thức một tác phẩm mỹ thuật, hội họa hoặc thiết kế đồ họa bao gồm các hình ảnh, câu chữ,… lồng ghép với nhau thể hiện nội dung thương hiệu muốn truyền tải đến người xem. Đồng thời, logo cũng chính là đặc điểm nhân dạng thương hiệu; giúp người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thương hiệu có thể phân biệt được giữa các thương hiệu với nhau.
Đăng ký logo ở đâu theo đúng nhu cầu bảo hộ?
Dựa trên cấu tạo của mình, logo sẽ có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các hình thức như:
Bảo hộ quyền tác giả của logo
Khi có nhu cầu bảo hộ về hình thức thể hiện logo, bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền logo với Cục Bản quyền Việt Nam. Thành phần hồ sơ đăng ký được quy định rõ tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của logo
Trường hợp cần bảo hộ nội dung mà logo thương hiệu đang truyền tải, bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo tại Cục Sở hữu trí tuệ. Thành phần hồ sơ được hướng dẫn chung tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, về cơ bản yêu cầu các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định
- Mẫu logo cần được bảo hộ
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ sử dụng logo theo bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ NICE 11
- Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
Thời gian xử lý đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Tùy thuộc vào việc thực hiện đăng ký logo ở đâu để xác định thời gian xử lý đơn đăng ký bảo hộ logo của bạn kéo dài bao lâu. Đối với hoạt động đăng ký bản quyền logo, thời gian xử lý đơn chỉ kéo dài 15 ngày làm việc. Mặt khác, nếu bạn đăng ký bảo hộ logo nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, thời gian xử lý đơn sẽ kéo dài khoảng 12 tháng với các bước: Thẩm định hình thức đơn, công bố đơn đăng ký hợp lệ, thẩm định nội dung đơn đăng ký.