Tìm hiểu phần mềm thiết kế logo
Mục lục
Để sở hữu cho mình một bản thiết kế logo chuyên nghiệp, miễn phí thì bạn có thể sử dụng những phần mềm thiết kế logo. Phần mềm sẽ đề xuất những logo phù hợp với yêu cầu của bạn. Từ đó, bạn có thể thỏa thích lựa chọn những mẫu logo phù hợp nhất với công ty. Bài viết dưới đây, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ giới thiệu cho bạn một số phần mềm thiết kế logo hiệu quả nhất năm 2022.
Top 8 phần mềm thiết kế logo chuyên nghiệp hiện nay?
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 8 phần mềm thiết kế logo hiệu quả nhất năm 2022 theo đánh giá và trải nghiệm của Văn phòng đăng ký bản quyền:
- Adobe Illustrator: Là phần mềm thiết kế đồ họa sử dụng các thuật toán để tạo ra những mẫu logo khác nhau. Logo trên phần mềm này có độ nét cao nên có thể đem đi in ấn trên mọi chất liệu mà không sợ bị vỡ hay nhiễu ảnh. Phần mềm được người dùng ưa chuộng sử dụng để tạo các mẫu logo theo ý muốn;
- Adobe Photoshop: Là công cụ chỉnh sửa ảnh mạnh mẽ gồm cắt ghép, xoay ảnh, đổ màu, làm mờ, đổ bóng,… Dễ dàng tạo logo theo ý muốn;
- GIMP: Là phần mềm được nhiều người dùng để thiết kế logo với công cụ chỉnh sửa ảnh mạnh mẽ;
- Inkscape: Là công cụ tạo các bản vẽ bằng thuật toán đồ họa mạnh mẽ, được trang bị hình dạng và hiệu ứng thiết kế bản vẽ độc đáo. Hỗ trợ người dùng thiết kế logo với công cụ chỉnh sửa ảnh linh hoạt, xoay, kéo dài, và làm lệch,… các hình khối dễ dàng;
- AAA Logo: Có hơn 10.000 biểu tượng logo được phân loại theo các danh mục, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm;
- Sothink Logo Maker: Là phần mềm có đầy đủ công cụ để bạn tự thiết kế logo theo ý muốn của bạn;
- JetA Logo Creator: Có hơn 400 mẫu thiết kế logo khác nhau, giúp lựa chọn mẫu logo và sáng tạo thành logo của mình một dễ dàng;
- EximiousSoft Logo Designer: Là phần mềm được tích hợp hơn 3000 mẫu logo chất lượng cao cho phép bạn thỏa sức lựa chọn và sáng tạo logo phù hợp với thương hiệu của mình.
Đăng ký bảo hộ thiết kế logo độc quyền đúng pháp luật?
Sau khi lựa chọn, sáng tạo logo nhờ sử dụng phần mềm thiết kế logo. Bạn có thể thực hiện đăng ký bảo hộ thiết kế logo độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký logo của công ty;
- Mẫu logo muốn đăng ký bảo hộ;
- Giấy ủy quyền chủ thể khác thực hiện đăng ký;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Giấy tờ thể hiện quyền đăng ký;
- Giấy tờ thể hiện quyền ưu tiên.
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ xét duyệt
Nộp những giấy tờ trên tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục Cục Sở hữu trí tuệ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cục sở hữu trí tuệ xét duyệt hồ sơ như sau:
- Thẩm định về hình thức: Kiểm tra hồ sơ đăng ký có hợp lệ hay không hợp lệ. Từ đó, ra Quyết định chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc từ chối;
- Công bố đơn đăng ký bảo hộ: Sau khi có Quyết định chấp nhận hồ sơ hợp lệ thì sẽ công bố đơn đăng ký logo trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định nội dung: Đánh giá logo có yêu cầu đăng ký bảo hộ có đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ không.
Bước 3: Nhận kết quả
Nếu logo không đáp ứng đủ các yêu cầu bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra văn bản từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Và ngược lại, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ và đã chi phí đầy đủ.
Những lợi ích khi sử dụng logo độc quyền là gì?
Phần mềm thiết kế logo không chỉ cung cấp đa dạng mẫu logo để bạn lựa chọn sử dụng mà còn hỗ trợ bạn thiết kế, sáng tạo ra mẫu logo theo ý muốn của bản thân. Khi đã sáng tạo ra logo của riêng mình, bạn cần thực hiện đăng ký logo độc quyền. Quá trình đăng ký sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Logo được sáng tạo ra sẽ thuộc sở hữu độc quyền của doanh nghiệp bạn. Những chủ thể khác sẽ không được phép sử dụng, ăn cắp ý tưởng hay sao chép;
- Khi được cấp văn bằng bảo hộ thì đây là chứng từ chứng minh bản thân bạn là chủ sở hữu đối với logo;
- Được nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu logo;
- Được phép sử dụng những biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo vệ quyền sở hữu logo và có quyền yêu cầu cơ quan chức năng sử dụng biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để xử lý các hành vi xâm phạm tương ứng;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ và đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay nhiều người tiêu dùng hơn.