Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Bao gồm những loại nào?
Mục lục
1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với các sản phẩm trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và các quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ logo độc quyền và những điều cần biết
2. Quyền sở hữu trí tuệ gồm những loại nào?
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022), quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các loại sau:
– Quyền tác giả và quyền liên quan:
- Quyền tác giả: Đây là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với các tác phẩm mà họ sáng tạo hoặc sở hữu.
- Quyền liên quan: Gồm quyền đối với các hoạt động như biểu diễn, ghi âm, ghi hình, phát sóng và các tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
– Quyền sở hữu công nghiệp: Quyền này bao gồm các quyền liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
– Quyền đối với giống cây trồng: Quyền này dành cho các cá nhân hoặc tổ chức đối với giống cây trồng mới mà họ đã chọn tạo, phát hiện, phát triển hoặc có quyền sở hữu.

3. Đăng ký sở hữu trí tuệ đem lại lợi ích gì?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu chỉ được công nhận khi chủ sở hữu đã nộp đơn đăng ký và nhận giấy chứng nhận từ cơ quan đăng ký cho đối tượng sở hữu trí tuệ.
Mặc dù việc đăng ký là tự nguyện và không phải là thủ tục hành chính bắt buộc, Khách hàng vẫn nên xem xét việc đăng ký sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt vì các lý do sau:
- Chỉ khi đăng ký và được cấp giấy chứng nhận, quyền sở hữu trí tuệ mới có giá trị pháp lý.
- Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình.
- Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới có quyền độc quyền sử dụng sản phẩm trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới có quyền chuyển nhượng, cấp phép cho người khác sử dụng và thu phí từ việc này.
- Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới có thể yên tâm đầu tư vào phát triển và mở rộng sản phẩm mà không lo lắng về việc bị làm nhái hay giả mạo.
Do đó, dù thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ không bắt buộc, Khách hàng (chủ sở hữu) nên cân nhắc thực hiện sớm để bảo vệ và tối ưu hóa quyền lợi của mình.
4. Các bước thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ
Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ được thực hiện theo các bước sau:
4.1. Bước 1: Lựa chọn đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ
Tùy thuộc vào sản phẩm, hình thức đăng ký sẽ khác nhau, bao gồm:
- Đăng ký nhãn hiệu (còn gọi là đăng ký logo hoặc thương hiệu).
- Đăng ký chỉ dẫn địa lý.
- Đăng ký sáng chế.
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp (còn gọi là đăng ký kiểu dáng sản phẩm).
- Đăng ký giải pháp hữu ích.
- Đăng ký bản quyền tác giả (cho các tác phẩm như bài hát, phần mềm, kịch bản, game, truyện, tạo hình, bản vẽ, âm nhạc, v.v.) hoặc quyền liên quan (bản ghi âm, ghi hình, chương trình biểu diễn).
- Đăng ký quyền đối với giống cây trồng.
4.2. Bước 2: Xác định cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ
Tùy theo loại hình đăng ký, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ khác nhau:
- Đăng ký Sở hữu công nghiệp: Thủ tục hành chính sẽ được thực hiện bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, cơ quan có trách nhiệm nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các đối tượng sở hữu công nghiệp.
- Đăng ký Bản quyền tác giả và quyền liên quan: Cục Bản quyền tác giả Việt Nam sẽ tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính cho các đối tượng này.
- Đăng ký quyền đối với giống cây trồng: Cục Trồng trọt sẽ là cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
4.3. Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký sẽ thay đổi tùy theo từng loại hình đăng ký. Khách hàng có thể tìm hiểu chi tiết về hồ sơ cần thiết trên trang web của chúng tôi.
4.4. Bước 4: Nộp và theo dõi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Khách hàng sẽ nộp tại các cơ quan nêu trên. Cơ quan này sẽ thẩm định hồ sơ và theo dõi quá trình xử lý cho đến khi có kết quả cuối cùng về việc cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ độc quyền.

5. Đăng ký sở hữu trí tuệ cùng Văn phòng Đăng ký bản quyền
Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Khách hàng sẽ được hưởng các lợi ích sau:
- Được hỗ trợ bởi các luật sư chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT), giúp giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quy trình đăng ký.
- Tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký SHTT một cách tối ưu, nhằm bảo đảm quyền lợi cao nhất cho chủ sở hữu.
- Với vai trò là tổ chức đại diện quyền sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả, chúng tôi sẽ đơn giản hóa quá trình đăng ký SHTT cho Khách hàng.