Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có khó không?
Mục lục
Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những loại tài sản đặc biệt và rất dễ bị xâm phạm. Pháp luật có hướng dẫn rõ về cách thức xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các đối tượng được áp dụng hỗ trợ xử lý vi phạm. Tùy thuộc vào từng đối tượng quyền cụ thể mà mình đang sở hữu, bạn có thể lựa chọn và áp dụng hình thức xử lý phù hợp nhất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền gì?
Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền mà pháp luật công nhận, bảo hộ của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Tài sản sở hữu trí tuệ là những sản phẩm được tạo ra từ sức sáng tạo, trí tưởng tượng của bộ não con người. Những đối tượng được xếp vào tài sản sở hữu trí tuệ bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Mỗi đối tượng này đều được pháp luật quy định và hướng dẫn về căn cứ xác lập quyền khác nhau.
Các hành vi được xem là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là loại tài sản vô hình, vì vậy luôn là mục tiêu được nhắm đến hàng đầu của các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các hành vi này diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp khiến cho chủ sở hữu quyền gặp rất nhiều khó khăn. Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có liệt kê những hành vi được xem là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với từng đối tượng cụ thể tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188. Tuy nhiên, để xem xét chính xác hơn hành vi đó có đủ yếu tố trở thành hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cần dựa vào những căn cứ hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:
“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”
Căn cứ bảo hộ, xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Như đã chia sẻ từ đâu, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều đối tượng bảo hộ khác nhau, vì vậy đối với tính chất của mỗi đối tượng pháp luật sẽ yêu cầu căn cứ xác lập quyền bảo hộ khác nhau. Theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có căn cứ bảo hộ như sau;
- Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả tự động phát sinh bảo hộ ngay tại thời điểm hoàn thiện, định hình tác phẩm
- Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.
- Đối với bí mật kinh doanh, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng.
- Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó.