Bản quyền và quyền tác giả có phải là một
Mục lục
Tại Việt Nam, thuật ngữ bản quyền và quyền tác giả thường được sử dụng với ý nghĩa là quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn học và khoa học. Hiện nay, có khá nhiều chủ thể còn chưa hiểu bản chất cũng như đang còn phân vân hai thuật ngữ này là một hay không? Bài viết dưới đây của Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn.
Bản quyền và quyền tác giả có cùng bản chất không?
Trước đây, quyền tác giả là thuật ngữ của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, bản quyền lại là thuật ngữ của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Do quan niệm, tư duy pháp luật của hai hệ thống pháp luật khác nhau, dẫn đến một số nội dung tuy cùng chỉ một khái niệm nhưng ý nghĩa của các từ này lại không đồng nhất.
Hiện nay, do sự hội nhập của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, pháp luật của các nước giao thoa với nhau nên những khác biệt này cũng dần được thống nhất. Bản quyền và quyền tác giả đều là khái niệm dùng để chỉ các quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm của mình. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam sử dụng thuật ngữ chính thức đó là “quyền tác giả”.
Điều kiện bảo hộ bản quyền và quyền tác giả là gì?
Nhà nước bảo hộ quyền bản quyền và quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học theo cơ chế tự động, tức là quyền quyền nhân thân và quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra (có đầu tư thời gian, sử dụng chất xám để cho ra tác phẩm) và phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định như chữ viết, chữ nổi, ký hiệu tốc ký,….
Mặc dù thủ tục đăng ký bảo hộ không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết để bảo vệ tối ưu quyền lợi của bạn tránh những tranh chấp không đáng có trong tương lai, như: Được cấp văn bằng bảo hộ – Là bằng chứng quan trọng nhất để chứng minh bạn là tác giả của tác phẩm; hạn chế những hành vi xâm phạm bản quyền; dễ dàng thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm;…
Bản quyền và quyền tác giả bảo hộ bao lâu?
Thời hạn bảo hộ bản quyền và quyền tác giả như sau:
Thứ nhất, quyền nhân thân
Là những quyền gắn liền với tác giả và không thể chuyển giao cho chủ thể khác được, trừ quyền công bố tác phẩm: Bảo hộ vô thời hạn.
Thứ hai, quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản
Tác phẩm về nhiếp ảnh, về điện ảnh, tác phẩm khuyết danh, mỹ thuật ứng dụng: 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Tác phẩm về nhiếp ảnh, về điện ảnh, về mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong vòng 25 năm, kể từ khi tác phẩm định hình: 100 năm kể từ khi tác phẩm định hình.
Đối với tác phẩm khuyết danh mà khi các thông tin về tác giả xuất hiện, Các tác phẩm không thuộc loại hình trên: Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo của năm tác giả chết. Nếu có đồng tác giả, thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm mà đồng tác giả cuối cùng chết.